Đi để trải nghiệm và vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều bạn trẻ tham gia các chương trình tình nguyện, không ngại xông pha để trải nghiệm và vì cộng đồng.

Phạm Vũ Trúc Quỳnh, Phó chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, đồng thời là Đội phó đội hình Tiếp sức mùa thi của trường, cho biết đã có khoảng thời gian 3 năm gắn bó với chương trình Tiếp sức mùa thi. Hành trình này chứa đựng nhiều ý nghĩa khi tạo điều kiện cho tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh trong quá trình tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.

"Trước đây, mình đã từng đi thi và được rất nhiều anh chị cổ vũ, tiếp sức. Từ động lực này, mình mong muốn tham gia Tiếp sức mùa thi để được hỗ trợ các em như cách mà anh chị đã giúp đỡ mình vào 3 năm trước", Trúc Quỳnh chia sẻ.

Phạm Vũ Trúc Quỳnh. Ảnh PHƯƠNG ANH

Phạm Vũ Trúc Quỳnh. Ảnh PHƯƠNG ANH

Tương tự, Nguyễn Quỳnh Như, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, mong muốn trở thành tình nguyện viên của chương trình Tiếp sức mùa thi trong dịp hè này để được đồng hành cùng thí sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Hơn nữa, tham gia hoạt động này sẽ giúp những sinh viên như mình mở rộng mối quan hệ và có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.

"Là người trẻ, nếu không góp sức cho công tác xã hội thì mình thấy rất lãng phí. Thay vì cứ ở nhà bấm điện thoại thì đi ra ngoài hoạt động xã hội sẽ vui hơn nhiều. Mình nghĩ, đây sẽ là những hoạt động vì cộng đồng mà các bạn sinh viên rất đáng để theo đuổi", Quỳnh Như nói.

Nguyễn Quỳnh Như cảm thấy hứng khởi trong lần đầu tiên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2024. Ảnh PHƯƠNG ANH

Nguyễn Quỳnh Như cảm thấy hứng khởi trong lần đầu tiên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2024. Ảnh PHƯƠNG ANH

Hành trình 5 năm hoạt động tình nguyện của Nguyễn Đức An, Phó chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm thể dục thể thao TP.HCM bắt đầu từ khi còn học ở bậc THPT. Năm nay, Đức An cảm thấy vinh dự khi được đại diện sinh viên thành phố tham gia Chiến dịch Mùa hè xanh tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, từ ngày 15 đến 30.6. Việc trở thành tình nguyện viên quốc tế đã mang lại cho Đức An những trải nghiệm mới mẻ khi phải chuẩn bị nhiều giấy tờ để xuất nhập cảnh và di chuyển trong 24 giờ đồng hồ tới nước bạn Lào.

Nguyễn Đức An (thứ 2, từ bên trái sang) trong hoạt động tổ chức sân chơi cho thiếu nhi tại huyện Samakhixay, tỉnh Attapeu, Lào. Ảnh NVCC

Nguyễn Đức An (thứ 2, từ bên trái sang) trong hoạt động tổ chức sân chơi cho thiếu nhi tại huyện Samakhixay, tỉnh Attapeu, Lào. Ảnh NVCC

Đức An cho biết thêm: "Ngày càng nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên tham gia tình nguyện. Đây là một xu hướng tích cực, thể hiện lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm xã hội cao của người trẻ. Nhiều bạn tham gia tình nguyện để tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống, lấy sức trẻ của mình làm những điều tốt đẹp và tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội".

Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế, Lê Minh Dương, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, vẫn giữ niềm say mê với công tác xã hội này và truyền động lực tích cực đến những người xung quanh.

Lê Minh Dương (giữa) thực hiện công tác kiểm đếm và quản lý vật dụng cứu hộ tại nhà kho của PMI thuộc tỉnh Banten, Indonesia. Ảnh NVCC

Lê Minh Dương (giữa) thực hiện công tác kiểm đếm và quản lý vật dụng cứu hộ tại nhà kho của PMI thuộc tỉnh Banten, Indonesia. Ảnh NVCC

"Đầu năm 2024, khi đại diện Việt Nam tham gia Dự án Thanh niên tình nguyện ASEAN ở Indonesia, mình đã bị viêm tai. Lần đầu đi cấp cứu ở nước bạn, mình gặp nhiều khó khăn nhưng nhận được sự quan tâm tận tình từ các anh chị quản lý Indonesia và Việt Nam nên mọi thứ rất suôn sẻ và để lại cho mình nhiều ấn tượng khó quên", Minh Dương bày tỏ.

Trần Huyền Trân, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ niềm đam mê với công tác thiện nguyện bắt nguồn từ chính những ký ức tuổi thơ. Quê của Huyền Trân ở tỉnh Bình Định, mỗi năm đều bị ảnh hưởng bởi những đợt bão lớn nên bà và mẹ của Trân thường giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau bão lũ.

Trần Huyền Trân, tình nguyện viên thông tin của Chiến dịch Tình nguyện sinh viên kinh tế tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Ảnh NVCC

Trần Huyền Trân, tình nguyện viên thông tin của Chiến dịch Tình nguyện sinh viên kinh tế tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Ảnh NVCC

"Điều thôi thúc mình tham gia nhiều hoạt động tình nguyện đến từ sự lan tỏa, ủng hộ của gia đình và bản thân cũng rất thích giúp đỡ người khác", Trân nói và cho rằng tuổi trẻ của mình là những chuyến hành trình. Mình muốn đi và trải nghiệm nhiều hơn bởi vì những điều Trân làm không chỉ mang đến hạnh phúc cho bản thân mà còn có thể chia sẻ yêu thương đến người khác.

Các hoạt động công tác xã hội đã mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người trẻ, đặc biệt là sinh viên. Chính họ đã mang đến "hơi thở" mới, đồng thời truyền cảm hứng tích cực về sức trẻ cùng tinh thần cống hiến đầy nhiệt huyết cho các hoạt động vì cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.