Làm sao để tiền đình không tăng nặng trong dịp Tết?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khoảng thời gian cận Tết, trong Tết, tần suất và cường độ các hoạt động đi lại, sắm sửa hay tiệc tùng đều có xu hướng tăng mạnh, những hoạt động thay đổi tư thế đột ngột khiến triệu chứng rối loạn tiền đình tăng nặng.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, Trần Thị Thuý Hằng - Trưởng Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM - cho biết chức năng chính của hệ thống tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động như di chuyển, xoay người, cúi người..., được điều khiển bởi các nhóm thần kinh nằm trong não.

Bệnh nhân được đo chức năng tiền đình bằng công nghệ ảnh động nhãn đồ (VNG). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân được đo chức năng tiền đình bằng công nghệ ảnh động nhãn đồ (VNG). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Hằng, chóng mặt, xoay tròn, mất thăng bằng là những biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày mà còn làm tăng nguy cơ té ngã dẫn đến chấn thương không mong muốn.

Để phòng ngừa tình trạng trên, bác sĩ Hằng khuyến cáo tránh ngồi cạnh loa, đài phát thanh trong các buổi tiệc hoặc lễ hội; hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại, máy vi tính khi đang di chuyển trên các phương tiện giao thông; tránh món ăn nhiều dầu mỡ; ngủ đủ giấc; tập thể dục đều đặn; đối với những người bị rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ; không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh

Lưu ý, người bị rối loạn tiền đình cũng không nên đi máy bay nếu đang bị nhiễm trùng tai. Khi di chuyển ngoài trời cần chuẩn bị sẵn kính râm và mũ nón, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong thời gian dài

Bác sĩ Hằng nhấn mạnh khi có các triệu chứng bất thường như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, giảm thị lực, giảm thính giác, tê yếu tay chân… cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phân biệt với các bệnh lý nguy hiểm như viêm não, u não, đột quỵ,…

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.