Làm gì để tạo dựng môi trường an toàn cho trẻ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày Quốc tế thiếu nhi cận kề, Tháng Hành động vì trẻ em cũng đang được phát động song thật đáng tiếc khi nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến trẻ em liên tiếp xảy ra. Điều đó khiến chúng ta phải nghiêm túc trả lời câu hỏi: Phải làm gì để tạo dựng môi trường thật sự an toàn cho trẻ?

Những ngày này, dư luận hết sức bàng hoàng và bất bình trước vụ việc bé trai 5 tuổi ở Thái Bình tử vong do bị bỏ quên trên xe buýt trường học suốt 11 tiếng đồng hồ. Ai cũng đau lòng khi hình dung tâm trạng hoảng loạn của bé trong khoảng thời gian đó nhưng không thể cầu cứu một ai, nhất là trong cái nắng trưa gay gắt. Đáng nói, đây không phải là vụ việc lần đầu xảy ra, song chỉ vì sự vô tâm, tắc trách đến khó hiểu của giáo viên mà nỗi đau cũ lại tiếp diễn.

Trẻ em là nạn nhân của nhiều vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra thời gian gần đây. Ảnh: Internet

Trẻ em là nạn nhân của nhiều vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra thời gian gần đây. Ảnh: Internet

Trước đó, liên tiếp các vụ việc mà trẻ em bị biến thành nạn nhân vì nhiều lẽ. Một bé 9 tháng tuổi tại TP. Hồ Chí Minh có tiền sử về bệnh lý não không qua khỏi do bị một bác sĩ “rởm” nhận tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Một bé gái 12 tuổi ở Hà Nội sinh con do bị xâm hại. Nhiều vụ trẻ em đuối nước dù mới đầu hè. Cũng xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh là vụ việc khó tin, gây phẫn nộ: Mẹ ruột cùng người tình nhẫn tâm bạo hành đứa trẻ 3 tuổi, quay clip và gửi cho người khác xem để…giải trí. Điều gì đang xảy ra với những đứa trẻ ngây thơ, non nớt, không có khả năng tự vệ và chưa hề được trang bị kỹ năng sống?

Tại Gia Lai gần đây cũng xảy ra một số vụ tai nạn thương tâm đến từ chính sự bất cẩn của người lớn nhưng trẻ em phải trả giá bằng mạng sống. Điển hình là vụ tai nạn giao thông vào ngày 30-4 trên đường Bùi Dự (TP. Pleiku) do người điều khiển xe bán tải vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, khiến cháu H.T.P.A (SN 2013) tử vong tại chỗ. Tiếp đó là vụ va chạm do thiếu quan sát giữa xe máy và xe lu trên quốc lộ 19 đoạn qua huyện Đak Đoa ngày 12-5 dẫn đến cái chết của cháu L.H.L (SN 2018).

Chúng ta thường cho rằng trẻ con ăn chưa no, lo chưa tới nên không biết khổ như người lớn, nhưng những trường hợp trên cho thấy các em khổ đủ điều nếu phụ huynh vô tâm hoặc chủ quan, thiếu giám sát. Chưa kể, nhiều trẻ còn gặp sang chấn tâm lý do bố mẹ ly hôn hoặc là nạn nhân của bạo hành

Người viết bài này không quên được cảm giác xót lòng khi nghe giáo viên chủ nhiệm của lớp con mình kể về trường hợp một học sinh trong lớp thường xuyên bị bố mẹ đánh đập do điểm kém, do “lì”; có hôm cô trò nhỏ 9 tuổi đến trường với đôi cẳng chân hằn những vết bầm tím vì roi vọt. Lẽ nào kỷ luật chỉ được thiết lập bằng đòn roi? Những thương tổn lâu dài trong lòng con trẻ đến bao giờ mới được khỏa lấp? Thực trạng đáng cảnh báo ấy cho thấy hành động vì trẻ em là điều hết sức cấp thiết, là trách nhiệm từ nhiều phía để các em có được một môi trường thật sự an toàn.

Hãy để gia đình luôn là nơi an toàn, đáng tin cậy nhất với trẻ. Ảnh: Internet

Hãy để gia đình luôn là nơi an toàn, đáng tin cậy nhất với trẻ. Ảnh: Internet

Trước tiên, cảm giác tin cậy đến từ chính người thân trong gia đình. Trên thực tế, đối tượng dễ gây tổn thương cho trẻ em nhất lại chính là những người gần gũi nhất, chăm sóc hàng ngày. Ví dụ, phụ huynh cho phép mình dùng quyền làm cha mẹ để đánh đập nặng tay khi dạy dỗ; không hiếm trường hợp trẻ bị xâm hại ngay bởi người thân trong gia đình.

Không thể khác hơn, giải pháp đầu tiên trong tạo dựng môi trường an toàn cho trẻ chính là cha mẹ phải học hỏi để trở thành “phụ huynh thông thái”, từ đó biết yêu thương đúng cách, nuôi dạy, giáo dục trẻ phù hợp. Xa hơn nữa là làm bạn với con, nhẹ nhàng trao đổi, dạy bảo, trao cho trẻ kỹ năng sống để con biết cách tự bảo vệ mình trước những nguy cơ rình rập. Thêm vào đó cần tăng cường chú ý, giám sát để đảm bảo rằng con luôn an toàn trong tầm mắt mình, trong sự bảo vệ thường trực của gia đình.

Cần quan tâm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em. Ảnh: Lam Nguyên

Cần quan tâm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em. Ảnh: Lam Nguyên

Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 1003/KH-UBND về triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2024. Kế hoạch được triển khai với mục đích truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25-12-2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; ưu tiên nguồn lực để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em; tăng cường xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em. Các sở, ngành, đơn vị liên quan cũng đã có kế hoạch triển khai Tháng Hành động vì trẻ em, sao cho các em nhỏ có một mùa hè an toàn và một tuổi thơ đúng nghĩa.

Nhân ngày 1-6, ngày mà mọi ưu tiên đều hướng về trẻ em, mong sao những tổn thương bấy lâu của các em được thấu hiểu và xoa dịu. Mong sao những nụ cười luôn tỏa rạng trên gương mặt con trẻ…

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.