Kỳ vọng … visa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đề xuất nới chính sách thị thực (visa) của Chính phủ được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích mạnh cho ngành du lịch, góp phần tạo sức bật cho toàn nền kinh tế để du dịch của Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Nới chính sách visa sẽ là đòn bẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Nới chính sách visa sẽ là đòn bẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Chính phủ vừa chính thức có tờ trình gửi Quốc hội đề xuất một số chính sách mới trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam... gồm có việc gỡ vướng cho visa và một số chính sách mới để thu hút, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách và các nhà đầu tư đến Việt Nam du lịch, kinh doanh.

Theo đó, cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ; nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn visa từ 15 ngày lên 45 ngày; đặc biệt, kéo dài thời hạn thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 30 ngày lên tối đa 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.

Như vậy, du khách quốc tế đến Việt Nam có thể lưu trú tới 3 tháng và thoải mái ghé thăm các nước khác rồi quay lại Việt Nam mà không cần xin lại visa.

Các chính sách này được đề xuất đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại Kỳ họp tháng 5 tới đây để thực hiện được ngay, trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh những điều kiện hạ tầng du lịch đang dần "thức giấc" sau kỳ "ngủ đông" dài nhất lịch sử (do dịch COVID-19) thì "cửa vào" là thủ tục cấp visa cho khách quốc tế được đánh giá vẫn còn "khép hờ". Nhiều người cho rằng, mở cửa du lịch thì visa phải là cánh cửa đầu tiên.

Nhìn lại suốt 1 năm từ khi chúng ta mở cửa du lịch sau Covid, Người đứng đầu Chính phủ đã không ít lần yêu cầu các bộ, ngành có thẩm quyền liên quan nghiên cứu điều chỉnh chính sách visa để tạo thuận lợi thu hút khách quốc tế.

Câu hỏi "tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về chậm" cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch vào giữa tháng 3 vừa qua.

Thủ tướng đã giao việc cụ thể cho từng cơ quan có thẩm quyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu đặt ra là đón 50 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030...

Nới chính sách visa vốn được các doanh nghiệp du lịch, lữ hành "ngày đêm mong mỏi". Nếu chính sách này được cải tiến, đồng nghĩa doanh nghiệp có thể thỏa sức "đánh bắt" ở thị trường xa và có chi tiêu cao. Điều này sẽ tạo ra một luồng gió mới cho ngành du lịch Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Không chỉ là tin vui với riêng ngành du lịch, đây còn là cơ hội vực dậy cho cả ngành hàng không và hệ thống lưu trú. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng có cơ hội thoát cảnh lao đao. Nhiều nhà đầu tư sẽ có cơ hội thuận lợi hơn trong việc đi lại, di chuyển và thúc đẩy hoạt động đầu tư ở Việt Nam.

Nới chính sách visa là một điều kiện tốt để thu hút khách du lịch nước ngoài nhưng đó "không phải là tất cả". Visa là sự khởi đầu, là lời mời gọi không có gì tốt hơn, thể hiện sự chào đón đối với du khách. Còn việc khách có quay trở lại, có lưu trú dài ngày, có chi tiêu nhiều hay không phụ thuộc vào nhiều điều, từ sản phẩm du lịch hấp dẫn, cơ sở hạ tầng tốt, dịch vụ chất lượng cao, phong phú… hay chỉ đơn giản là một nụ cười thân thiện luôn trên môi.

Tất cả điều đó đòi hỏi sự chung tay, góp sức của người dân, của tất cả chủ thể liên quan, "trên nóng, dưới cũng phải quyết liệt" để phát triển ngành du lịch "nhanh, bền vững, hiệu quả, văn minh, lành mạnh, hội nhập", như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.