Kỳ vọng lớn từ Diễn đàn Người lao động năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ người lao động mà cả cán bộ Công đoàn các cấp đều đặt nhiều kỳ vọng lớn vào Diễn đàn Người lao động năm 2023 do Chủ tịch Quốc hội chủ trì chiều 28.7.
Diễn đàn Người lao động sẽ tạo hiệu ứng tích cực với công nhân. Ảnh: Hải Nguyễn

Diễn đàn Người lao động sẽ tạo hiệu ứng tích cực với công nhân. Ảnh: Hải Nguyễn

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe, đối thoại trực tiếp với công nhân lao động, cán bộ Công đoàn các cấp được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017, khi Thủ tướng Chính phủ thời điểm đó gặp mặt công nhân lao động tại miền Trung.

Những lần gặp mặt, đối thoại của Thủ tướng với công nhân, người lao động cũng được tiếp tục tổ chức các năm sau đó ở miền Nam, miền Bắc… cho đến khi tạm ngưng vì dịch bệnh, đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra, sửa đổi những chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho công nhân lao động.

Vậy nên, Diễn đàn Người lao động 2023 (Diễn đàn) được công nhân lao động và cán bộ Công đoàn các cấp chờ đợi, đặt nhiều kỳ vọng. Bởi đây là Diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức, do người đứng đầu cơ quan lập pháp là Chủ tịch Quốc hội chủ trì.

Bởi chủ đề "Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn" được đặt ra trong bối cảnh hoạt động Công đoàn đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nội tại lẫn khách quan bên ngoài .

Công nhân lao động, như thường lệ, dù là nguyện vọng với người đứng đầu cơ quan hành pháp hay lập pháp, thì bao năm vẫn là “cơm áo gạo tiền”, nào là không tiếp cận được với các dự án nhà ở xã hội; rồi xăng tăng, điện tăng, tiền nhà trọ tăng và vật giá leo thang trong khi việc làm và thu nhập sụt giảm...

Nhưng với cán bộ Công đoàn, đây là một cơ hội lớn để cơ quan lập pháp nhìn thấy, lắng nghe, thấu hiểu nhằm có quyết sách kịp thời cho những vấn đề đang rất nóng và kéo dài.

Đó là những chính sách pháp luật bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở hữu hiệu trong tình hình mới. Là nguồn lực, trước hết là tài chính để Công đoàn cơ sở không còn cảnh tổ chức hoạt động gì cũng phải đi xin tiền nhằm bảo vệ sự độc lập và “tôn nghiêm”.

Là việc sớm hoàn thiện pháp luật về lao động, cụ thể là Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội để tìm lời giải cho thực trạng nợ Bảo hiểm xã hội “tràn lan” của doanh nghiệp.

Đây là vấn đề hiện đã vượt tầm kiểm soát của tổ chức Công đoàn và cần Quốc hội vào cuộc bằng cách ban hành luật như đề xuất của nhiều Chủ tịch Liên đoàn Lao động các thành phố trực thuộc Trung ương trong cuộc họp tổng kết mới đây tại Đà Nẵng…

Cuối cùng là công nhân lao động, cán bộ Công đoàn các cấp cả nước hi vọng, mong muốn những hoạt động tương tự Diễn đàn Người lao động 2023 này được duy trì hàng năm để Quốc hội có thêm góc nhìn, dữ liệu khi xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế về việc làm; cũng như duy trì việc làm bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.