Kỳ vọng khơi thông ách tắc với thị trường bất động sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với quyền hạn rất lớn được trao, các chuyên gia cho rằng, việc thành lập Tổ công tác hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản (BĐS) sẽ giúp thị trường bớt khó khăn, vực dậy các doanh nghiệp BĐS.

Việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng giúp thị trường BĐS giảm bớt khó khăn. Ảnh: Cao Nguyên
Việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng giúp thị trường BĐS giảm bớt khó khăn. Ảnh: Cao Nguyên
Chờ đợi vào Tổ công tác
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án BĐS cho các địa phương và doanh nghiệp.
Đây là quyết định kịp thời nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn đang bủa vây xung quanh doanh nghiệp và thị trường BĐS, trong đó, việc khơi thông những ách tắc trong triển khai các dự án BĐS được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường hồi phục.
Chia sẻ về vấn đề này TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, đây là quyết định có ý nghĩa rất lớn đối với thị trường BĐS tại thời điểm khó khăn hiện nay. Thị trường BĐS hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khi dòng tiền yếu, thanh khoản giảm, nguồn cung nhà ở vừa túi tiền hạn chế, nhiều dự án “trùm mền” đã lâu. Nếu để thị trường tiếp tục chờ đợi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Vị này dẫn chứng, qua nhiều giai đoạn khủng hoảng thị trường BĐS như những năm 2008, 2013, Chính phủ cũng đã có những chính sách can thiệp linh hoạt để kích hoạt lại thị trường. Gần đây, gói hỗ trợ kích cầu sau đại dịch với 350.000 tỉ đồng đã tạo ra nhiều hiệu quả trong việc xử lý khủng hoảng. Do vậy, việc quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ thị trường thời điểm hiện tại sẽ có thể mang lại những kết quả tích cực.
Đặc biệt, Tổ công tác bao gồm thành viên các Bộ, ban ngành có vai trò cốt cán đối với thị trường BĐS được giao nhiệm vụ cụ thể là rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS. Đồng thời tham mưu, kiến nghị các cấp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan.
Chuyên gia BĐS Nguyễn Thế Điệp cho rằng, vai trò của Tổ công tác là rất lớn, bởi được yêu cầu các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu về các dự án BĐS đang triển khai nhưng có khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, kiến nghị giải pháp giải quyết.
Đồng thời, được mời lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan hoặc các tổ chức, chuyên gia phối hợp, tham vấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Tổ công tác chịu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ, làm việc theo chế độ tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu.
“Như vậy là Tổ công tác được trao quyền hạn rất lớn và chủ động, tôi cho rằng sẽ có những tồn đọng được linh hoạt giải quyết ngay mà không cần chờ thông qua Luật Đất đai hay các luật liên quan, thậm chí là Nghị định hướng dẫn”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh thêm.
Cần gỡ pháp lý và nguồn vốn
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Hữu Đường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình cho biết, hiện nay thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn, để giải quyết được những khó khăn này cần phải có nguồn vốn. Ông Đường nói rằng, thị trường cũng đang rất cần các biện pháp cụ thể.
Ông Đường đề xuất với các dự án chưng cư thương mại hiện đang gặp vướng mắc về đầu tư, giao dịch, có thể xem xét chuyển đổi sang phương thức nhà ở xã hội.
 “Nhà nước có thể trả lại tiền sử dụng đất, trả lại tiền làm hạ tầng, tiền đền bù đất cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chuyển đổi các chung cư thương mại sang nhà ở xã hội. Lúc này giá nhà sẽ giảm xuống và người dân mới có cơ hội để mua nhà…”, ông Đường nói và nhấn mạnh rằng, việc này sẽ kích cầu thị trường, tạo ra nguồn tiền cho doanh nghiệp. Nếu không có biện pháp cụ thể e rằng BĐS sẽ đóng băng.
Liên quan đến nguồn vốn, đại diện Tập đoàn Novaland cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm có những chỉ đạo cụ thể để khách hàng, nhà đầu tư, nhà phát triển BĐS cũng như những nhà đầu tư thứ cấp tiếp cận, sử dụng được nguồn vốn tín dụng. 
“Một trong những giải pháp hiện nay là tạo điều kiện cho những chủ đầu tư lớn, những dự án đã được thẩm định, được duyệt thì cần có sự cởi mở hơn trong việc tiếp cận tín dụng, giúp cho thị trường BĐS phục hồi”, vị này cho biết.
Trong khi đó, ngoài nguồn vốn thì vấn đề pháp lý cũng được nhiều doanh nghiệp BĐS quan tâm. Điển hình, ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng - thương mại Lê Thành cho biết, khi làm dự án nhà ở xã hội, điều doanh nghiệp quan tâm đầu tiên là vấn đề cơ chế, pháp lý. Bên cạnh đó là những ưu đãi của nhà nước để giảm giá thành và thủ tục mua nhà của người dân.
 “Hiện nay, thủ tục xin nhà ở xã hội bị vướng rất nhiều luật. Cụ thể, quy trình luật đầu tư và luật nhà ở trái ngược nhau khiến doanh nghiệp gặp khó khăn”, ông nói và cho biết khi xây dựng xong, doanh nghiệp cũng bị hậu kiểm rất chặt và kỹ.
Để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường BĐS, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Chính phủ 10 giải pháp liên quan đến việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nới tín dụng, tháo gỡ cho thị trường trái phiếu, tăng nguồn cung nhà ở xã hội...
Theo Cao Nguyên (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất