Kỹ sư thủy sản về quê biến vùng đất cát thành trang trại tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo chân anh Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Trạch, chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi tổng hợp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị của anh Lê Đình Vững (ở thôn An Trạch, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Về quê lập nghiệp
Nói về quá trình lập nghiệp của mình, anh Vững cho biết, anh tốt nghiệp Đại học Thủy sản, sau gần 10 năm làm việc cho các công ty phân phối thức ăn chăn nuôi, anh quyết định về quê lập nghiệp. Với kinh nghiệm tích lũy được, anh thuê vùng đất cát của UBND xã quy mô hơn 3ha.
Trang trại nuôi lợn công nghệ cao của anh Lê Đình Vững (phải) (thôn An Trạch xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Ảnh: Trần Thúy
Trang trại nuôi lợn công nghệ cao của anh Lê Đình Vững (phải) (thôn An Trạch xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Ảnh: Trần Thúy
Năm 2017, tôi đã xây dựng một trang trại nuôi lợn với quy mô 700 con/lứa, nuôi 2 lứa/năm với hình thức trại lạnh, quạt điều hòa. Đầu năm 2018, tôi đầu tư nuôi thành công một trại gà với quy mô 17.000 con/lứa, mỗi năm nuôi được 4 lứa. Với những thành công ban đầu, giữa năm 2018 tôi tiếp tục đầu tư thêm trại lợn với quy mô 1.800 con/lứa, giá trị đầu tư hơn 2 tỷ đồng…”.
Tính đến nay tổng đầu tư cơ sở hạ tầng tại trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Vững là 7,4 tỷ đồng. Mỗi năm, trang trại cung ứng cho công ty 432 tấn lợn thịt và 140 tấn gà thịt và 3 tấn cá các loại. Sau khi trừ chi phí nhân công và các khoản chi phí khấu hao tài sản, mỗi năm anh Vững thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao, chăn nuôi gà công nghệ cao theo hướng liên kết với các công ty uy tín cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y, tư vấn kỹ thuật… kết hợp bao tiêu sản phẩm. Anh Vững nuôi theo hình thức gia công, khi lợn đạt trọng lượng trên 55kg/con tính với giá 4.400 đồng/kg, gà đạt trọng lượng 1,8 – 2kg/con tính giá 8.400 đồng/kg.
Ngoài tập trung phát triển kinh tế, anh còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động ở địa phương cũng như đóng góp các nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ tình nghĩa, hỗ trợ phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao ở thôn, xã, tặng quà khuyến học cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn…
Năm nay, trước cơn bão dịch tả lợn châu Phi, dù nằm giữa vùng dịch nhưng anh Vững luôn có ý thức phải tự “cứu mình, cứu lợn”, anh chủ động áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phun sát trùng tất cả các dụng cụ, khuôn viên trang trại cũng như các phương tiện ra vào trang trại.
Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trong xã gần như bị xóa sổ vì dịch tả lợn châu Phi thì trang trại nuôi heo của anh vẫn an toàn, không bị tổn thất. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được quan tâm, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải của lợn theo quy trình màng bạt HCPE (hầm biogas) tái sử dụng lại phục vụ cho trang trại, số chất thải của gà được thu gom làm phân bón bán cho các hộ trồng rau màu, dưa hấu cũng được 40-50 triệu đồng.
Hình mẫu nông dân mới
Nói về anh Lê Đình Vững, người dân ở Triệu Trạch gắn cho anh danh hiệu là hình mẫu của người nông dân thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm. Sau khi thành công trong lĩnh vực chăn nuôi, anh bắt đầu nghĩ đến việc phủ xanh trang trại trên vùng đất cát hoang hóa này.
Anh Vững quy hoạch vùng để đầu tư trồng cây măng tây xanh trên diện tích 0,9ha và xây dựng nhà màng, nhà kính để trồng rau màu trái vụ an toàn trên diện tích 1.000m2. Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật trồng măng tây, anh đã lặn lội vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận để học hỏi kinh nghiệm và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, anh còn mạnh dạn đầu tư trồng thử nghiệm trên 10.000 cây đinh lăng. Nhưng vì thời tiết khắc nghiệt của nắng gió và đất cát không phù hợp nên việc đầu tư trồng cây đinh lăng, măng tây xanh, rau nhà kính hiệu quả thấp. Thất bại không làm anh nản chí, khắc phục yếu tố về thời tiết, anh chuyển sang trồng cây ăn quả, trồng nấm trong nhà màng thời gian tới sẽ cho thu hoạch.
Trang trại của anh Lê Đình Vững đã mở ra hướng đi mới khai thác tiềm năng vùng cát, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động và 18 lao động thời vụ ở địa phương với mức lương bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con và làm giàu trên mãnh đất quê hương.
Ngoài ra, anh Vững còn tích cực hướng dẫn cho một số hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi, giới thiệu địa chỉ cung cấp giống và thức ăn uy tín, bao tiêu sản phẩm giúp bà con phát triển chăn nuôi.
Chứng kiến cảnh nông dân sản xuất hàng hóa bị tư thương ép giá, năm 2019 anh thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, bước đầu có 7 thành viên tham gia nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và sản xuất theo hướng VietGAP và chính anh trực tiếp làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp.
Theo Trần Thúy (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.