Kỳ nghỉ lễ… có ý thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ấn Độ tiếp tục lập “kỷ lục” buồn khi Bộ Y tế nước này ngày 29-4 thông báo trong 24 giờ qua, hơn 3.600 ca tử vong và gần 380.000 ca mắc Covid-19 mới, mức tăng lớn nhất trong hơn 1 tuần qua. Tổng số ca mắc Covid-19 tại quốc gia Nam Á này đã vượt con số 18 triệu.

Báo chí Ấn Độ đã mô tả đợt bùng phát dịch lần này là “cơn sóng thần” ập vào quốc gia gần 1,4 tỷ dân. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngoài lý do biến thể của virus SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây nhiễm, chính sự chủ quan đã khiến Ấn Độ bị làn sóng dịch thứ 2 cuốn chìm.

Hơn 1 tháng trước đây, khi số ca mắc Covid-19 giảm, giới chức Ấn Độ đã tự tin cho rằng quốc gia Nam Á này đã khống chế được dịch. Và rồi với tâm lý đó, đa số người dân không thực hiện các biện pháp an toàn về mặt y tế. Các cuộc tụ tập đông đảo mang tính tôn giáo, chính trị, các lễ hội mùa xuân quy tụ hàng trăm ngàn, thậm chí là cả triệu người, suốt dọc con sông Hằng đã khiến Ấn Độ phải trở về với thực tế. Giờ đây, trong lúc các lò thiêu xác bệnh nhân bị thiệt mạng  bởi virus SARS-CoV-2 được dựng lên ngoài trời đỏ lửa ngày đêm, hàng ngàn bệnh nhân khác vẫn nằm trên vỉa hè chờ được tiếp ôxy. Virus SARS-CoV-2 đã len lỏi đến cả các vùng nông thôn hẻo lánh của quốc gia Nam Á.

Cộng đồng quốc tế hướng về Ấn Độ, sẵn sàng hỗ trợ đất nước này vượt qua khó khăn và đều cầu mong không một quốc gia nào trên thế giới phải rơi vào thảm cảnh tương tự. Để mong muốn có thể thành hiện thực, bên cạnh các giải pháp chống dịch phù hợp được hoạch định bởi chính phủ mỗi nước, ý thức của người dân trong phòng dịch đóng góp phần cực kỳ quan trọng trong thành quả chống Covid-19 của mỗi quốc gia.

Việt Nam bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày. Mong muốn được đi du lịch, thăm người thân… để xả hơi sau những ngày làm việc căng thẳng là nhu cầu chính đáng của mỗi người dân. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh ở các nước quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào… đang diễn biến phức tạp, những chuyến đi đó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dù được nhiều quốc gia, tổ chức ghi nhận đang kiểm soát tốt bệnh dịch, nhưng cũng cần nhớ rằng Việt Nam đang ở trong tình trạng “bình thường mới” và do đó chúng ta không thể thoải mái như “bình thường cũ”. Mọi người luôn phải ý thức rằng dịch bệnh vẫn còn đó và khả năng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 là thường trực.

Việc đi lại, tiếp xúc hàng ngày, tụ tập đông người luôn mang đến nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vì vậy, trong các sinh hoạt thường nhật, việc thực hiện biện pháp phòng dịch, tuân thủ 5K là tối cần thiết. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ này, hãy xả hơi có ý thức để những ngày vui không kéo theo những ngày mệt mỏi, “hết hơi” của cả cộng đồng.

 

Theo MINH CHÂU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.