(GLO)- Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nhất quán giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Theo đó, điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, tăng trưởng và lạm phát, cung và cầu, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình bên trong và bên ngoài.
(GLO)- Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lợi nhuận thấp thì nợ xấu ngân hàng được cảnh báo có xu hướng tăng. Do vậy, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ góp phần hỗ trợ phục hồi phát triển, giảm áp lực tăng nợ xấu cho ngân hàng.
(GLO)- Thủ tướng nhấn mạnh thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng với tinh thần "Năm quyết tâm", "Năm bảo đảm" và "Năm đẩy mạnh".
(GLO)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Về tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới, các chủ thể phải cùng nhau vào cuộc, chung tay, chung sức, đồng lòng, hơn lúc nào hết trong lúc này phải phát huy tinh thần đại đoàn kết, trách nhiệm với đất nước, Nhân dân, vì nền kinh tế. Đại đoàn kết, tương thân, tương ái cũng là văn hóa, truyền thống của đất nước ta.
(GLO)- Là một trong những nội dung Thông báo kết luận tại cuộc họp về phát triển kinh tế-xã hội những tháng cuối năm 2023 của Thường trực Chính phủ. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
(GLO)- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 27-9-2022 Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 9-2022, nêu rõ từ nay đến cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Chính phủ kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
(GLO)- Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các quan điểm chỉ đạo điều hành và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 16-9-2022 của Thủ tướng Chính phủ.
(GLO)- Sáng 22-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2022. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
(GLO)- Chiều 12-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
(GLO)- Sáng 28-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
(GLO)- “Thành phố phải góp phần quan trọng cùng cả nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo 5 cân đối lớn của nền kinh tế“-Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP. Hồ Chí Minh.
Sẽ có 2 nhóm đối tượng được hưởng lãi suất 2%/năm, thời hạn tính từ khi giải ngân cho đến hết 31.12.2023. Đây là giải pháp mà Chính phủ kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tiền gửi thanh toán từ dân cư tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục đi lên và các kênh đầu tư khác nhiều rủi ro.
(GLO)- “Chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế“ là quyết tâm của Chính phủ được khẳng định khi báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 về các giải pháp trọng tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2022, trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân còn nhiều khó khăn; giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhất là xăng dầu và một số hàng hóa quan trọng biến động mạnh; chuyển đổi năng lượng còn chậm.
Chiều 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự, chủ trì Hội thảo “Phát triển địa phương: Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19; khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữ các địa phương“.
Trong nhiệm kỳ tới, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng Thủ tướng vừa kế thừa, phát huy các thành tựu của nhiệm kỳ trước, vừa có giải pháp căn cơ, quyết liệt, hữu hiệu hơn để giải quyết thách thức mới.
Bộ Tài chính vừa cho biết, ngày 1.4, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings khẳng định lại xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, nâng triển vọng từ “ổn định“ lên “tích cực“.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngoại thương, đầu tư, du lịch… thì thị trường trong nước tiếp tục khẳng định là điểm sáng của kinh tế vĩ mô, là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế cả trước mắt và lâu dài.
(GLO)- Ngày 7-7, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tài chính ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững“ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông cả nước đăng tải dịp cuối năm 2019 đã được các chuyên gia, các nhà kinh tế đánh giá rất cao. Nói như GS Vũ Minh Giang: “Khi đọc bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi thấy đây là một cách tiếp cận toàn diện, nói về một vấn đề tương đối cốt lõi. Đó là làm sao huy động được tất cả mọi nguồn lực cho sự phát triển“.