Kinh doanh fast food: "Ăn nên làm ra"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với nhịp sống ngày càng hiện đại, năng động, fast food (thức ăn nhanh) đang ngày càng được cư dân đô thị Pleiku lựa chọn nhiều hơn, từ fast food truyền thống cho đến các loại fast food mới xuất hiện thời gian gần đây.

Với lợi thế tiện lợi, no nhanh, fast food thường là giải pháp tình thế khi quá vội, nhưng đồng thời đây cũng đang được xem là biểu tượng của lối sống hiện đại, nhanh nhạy và hiệu quả.

Từ “fast food Việt”

 

Bánh mì truyền thống là bữa sáng yêu thích của nhiều người. Ảnh: P.D
Bánh mì truyền thống là bữa sáng yêu thích của nhiều người. Ảnh: P.D

Từ lâu, bánh mì ổ truyền thống của Việt Nam đã được xem là “fast food Việt” trong cuộc chinh phục thị trường ẩm thực thế giới với những hương vị đặc trưng khó lẫn mà vẫn đảm bảo sự nhanh gọn. Tuy có thể khác nhau về cách chế biến, nhưng nguyên liệu chính của một ổ bánh mì truyền thống luôn bao gồm chả lụa, thịt xá xíu, pa-tê, dưa leo, hành lá, dưa chua, có thể có thêm trứng chiên, trứng kho xắt miếng hoặc heo quay…

Tại Gia Lai có khá nhiều xe bánh mì truyền thống đã làm nên “thương hiệu” như: bánh mì bà Nhất (ngã tư Trần Phú-Trần Quang Khải), bánh mì bà Thu (đầu đường Thống Nhất), bánh mì bà Dư (cạnh nhà thờ Thăng Thiên) hay bánh mì số 10 Nguyễn Văn Trỗi… Nói đây là những “thương hiệu” cũng không ngoa, bởi lắm khi để mua được một ổ bánh mì, người mua phải xếp hàng chờ đợi. Hầu hết các xe bánh mì này đều có lợi thế buôn bán lâu năm, ngon, rẻ và đặc biệt là gần các cơ quan, công sở, trường học, ngân hàng… Bà Phùng Thị Dư (phường Hội Thương, TP. Pleiku), người có “thâm niên” bán bánh mì trên 20 năm, nhận xét: “Người dân hình như ngày càng chuộng bánh mì hơn. Ngày đắt nhất tôi có thể bán đến trên 300 ổ. Nhiều khách quen chỉ ăn ở đây, có người còn đặt mua đến vài chục ổ/lần”.

Theo thời gian, “fast food Việt” cũng có một số biến cải về nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thực khách như: bánh mì thịt nguội, bánh mì chả cá, bánh mì que… Tuy nhiên, mức giá bình dân (chỉ từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/ổ) cũng là một lý do khiến bánh mì trở thành lựa chọn của mọi giới, từ người lao động đến công chức. Chị Bích Hạnh-nhân viên Ngân hàng Vietcombank-Chi nhánh Gia Lai, cho biết: Vì tính chất công việc cũng như việc gia đình bận rộn nên chị thường chọn bánh mì cho bữa ăn sáng. Vào buổi xế chiều cơ quan chị cũng thường đặt bánh mì mang tới ăn nhẹ giữa bữa… “Hơn nữa, hình như dân mình ăn bánh mì truyền thống là do thói quen rồi, không ăn là thấy… nhớ”-chị Hạnh chia sẻ.

Đến fast food “ngoại nhập”

 

Fast food phương Tây đang tìm chỗ đứng tại Pleiku. Ảnh: Internet
Fast food phương Tây đang tìm chỗ đứng tại Pleiku. Ảnh: Internet

Cùng với “fast food Việt”, các loại fast food mới “đổ bộ” gần đây cũng đã làm phong phú thêm thực đơn của người dân Pleiku. Có thể kể đến bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, một loại bánh mì tam giác có nguyên liệu chính là thịt nướng, sốt mayonnaise, tương đỏ… ăn khá lạ miệng; tiếp đó là các loại bánh mì nổi tiếng của Mỹ như hamburger, pizza… Bên cạnh đó, sự xuất hiện thêm của một cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee-một thương hiệu của Philippines-bên cạnh Siêu thị Co.op Mart Pleiku cũng đã khẳng định nhu cầu có thật của người dân đối với các loại thức ăn nhanh mới lạ.

Chị Tống Thị Vân-nhân viên quản lý cửa hàng Jollibee-vừa khai trương cách đây hơn một tháng trên đường Hai Bà Trưng-cho biết: Cửa hàng Jollibee  tại Co.op Mart Pleiku ra mắt từ năm 2011; ngày cao điểm, cửa hàng này phục vụ đến trên 1.000 lượt khách. Đến nay địa điểm này không thể tải hết nhu cầu của khách hàng, do đó sự ra đời của một cửa hàng nữa là cần thiết. Với thực đơn phong phú (gà rán, khoai tây chiên, mì Ý, kem, nước giải khát…) và mức giá trung bình từ 3.000 đồng đến 69.000 đồng/phần, các loại thức ăn nhanh ở đây đã “lấy lòng” được nhiều thực khách. Bạn Hoàng Thị Tuyết Nhung-sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, trò chuyện: “Ăn fast food vừa nhanh, vừa tiện, không gian lại dễ thương nên em thường đến vào cuối tuần để đổi món”.  

Trong khi đó, các loại bánh hamburger, pizza tại tiệm bánh Mesa (đường Nguyễn Văn Trỗi) cũng có sự hấp dẫn riêng, nhất là với các bạn trẻ. Anh Lưu Duy Minh-chủ quán, cho hay: Ngày nhiều nhất quán bán ra khoảng 10 pizza lớn (giá 110.000/cái) và khoảng 20 chiếc pizza nhỏ (40.000 đồng/cái). Bánh hamburger thì có giá 30.000 đồng/cái nhưng hiện cơ sở này đang tạm dừng sản xuất do giá thịt bò Mỹ-nguyên liệu chính của hamburger-đang tăng cao. Ngoài ra, tại các siêu thị ở Pleiku cũng có bán nhiều loại pizza cấp đông, chỉ cần mua về cho vào lò nướng là đã có một bữa ăn nhanh.

Tuy nhiên, nếu như “fast food Việt” đã có chỗ đứng vững chắc trong “bản đồ” ẩm thực thì tại Pleiku các loại fast food mới xuất hiện gần đây lại đang trong giai đoạn đầu tìm chỗ đứng. Khác với nhịp sống hối hả phải gắn với các loại thức ăn nhanh như một nhu cầu tất yếu, người Pleiku chỉ thưởng thức fast food như một cách đổi món. Theo anh Lưu Duy Minh, hiện nhiều người ăn fast food phương Tây vì lạ, ăn cho biết và chủ yếu là ăn nhẹ chứ không hẳn là để giải quyết nhu cầu năng lượng cho bữa chính như ở các thành phố lớn. Quản lý cửa hàng Jollibee cũng cho biết, cửa hàng thường bán được nhất từ 17 giờ đến 19 giờ, là thời điểm các gia đình có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Các món ăn ở cửa hàng cũng chủ yếu hấp dẫn thực khách nhỏ tuổi, rất khó thu hút được người trung niên và lớn tuổi vốn đã quen với khẩu vị của ẩm thực Việt.

Lam Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.