'Kinh đô xưa, trải nghiệm mới' là slogan của du lịch Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hình tượng chính của logo Du lịch tỉnh thừa Thiên - Huế là một góc lầu Ngũ Phụng kết hợp với mấy nhịp cầu Trường Tiền.

 Bộ nhận diện thương hiệu của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.
Bộ nhận diện thương hiệu của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.



Sáng 4-5, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ công bố Bộ nhận diện thương hiệu du lịch tỉnh này bao gồm logo và slogan.

 Theo đó, "Huế - Kinh đô xưa, trải nghiệm mới" là tên gọi bộ nhận diện thương hiệu của du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó, logo là tác phẩm đạt giải nhất của tác giả Nguyễn Thiện Đức, slogan là của tác giả Nguyễn Phú Đức, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam.

Logo có bố cục tròn, hình tượng chính là một góc lầu Ngũ Phụng (thuộc Hoành thành Huế) kết hợp với mấy nhịp cầu Trường Tiền cùng hình tượng mặt trời lên soi bóng dòng sông Hương. Đây là những công trình kiến trúc, cảnh quan mang tính biểu tượng mỗi khi nhắc đến Huế.

 

Cầu Trường Tiền, một trong những biểu tượng của xứ Huế nằm trên logo quảng bá du lịch Huế.
Cầu Trường Tiền, một trong những biểu tượng của xứ Huế nằm trên logo quảng bá du lịch Huế.



 Theo Sở Du lịch địa phương, slogan "Huế - Kinh đô xưa trải nghiệm mới" đã khái quát nét riêng biệt của xứ Huế với nơi khác nhờ hệ thống thành quách cung điện xưa cũ, một điểm đến hấp dẫn du khách.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Bộ nhận diện thương hiệu Du lịch của tỉnh ra đời nhằm khẳng định vị thế của ngành du lịch Huế, góp phần vào việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành. Với logo với slogan này, du khách sẽ hiểu hơn về nét độc đáo của xứ Huế.

Cuộc thi sáng tác logo, slogan và phim quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế được Sở Du lịch tỉnh này phát động từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2017. Cuộc thi nhằm tìm ra một logo, slogan thu hút du khách đến với Huế. Tuy nhiên, slogan được chọn xuất hiện trong bộ nhận diện thương hiệu không nằm trong 3 giải khuyến khích của cuộc thi trên.

Võ Thạnh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.