Kiểm tra hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 16-6, Đoàn kiểm tra số 4 của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) tỉnh do bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phó Trưởng ban VSTBPN tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN năm 2015 tại huyện Kbang. Cùng đi có lãnh đạo Báo Gia Lai, Sở Tài chính, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Ban Chính sách-Luật pháp Hội LHPN tỉnh.

Tại buổi kiểm tra, đoàn đã được nghe báo cáo về những kết quả đã đạt được trong hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN của huyện Kbang trong 6 tháng đầu năm 2015.
 

Quang cảnh buổi làm việc tại huyện Kbang. Ảnh: Hồng Thương
Quang cảnh buổi làm việc tại huyện Kbang. Ảnh: Hồng Thương

Theo đó, toàn huyện hiện có 15.955 hộ với trên 60 ngàn nhân khẩu, trong đó, phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi chiếm 20%. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 là 40 người (chiếm 23%); tỷ lệ nữ tham gia HĐND cấp huyện và xã nhiệm kỳ 2015-2020 là 77 người; 14 nữ tham gia lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã và là trưởng các phòng, ban cấp huyện và tương đương. 6 tháng đầu năm 2015, có 21 phụ nữ được kết nạp Đảng; 60 lao động nữ được đào tạo nghề; 120 lao động nữ được tạo việc làm. Bên cạnh đó, có 1.363 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được vay vốn sản xuất; 11.386 lượt phụ nữ được tuyên truyền về Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, pháp luật của Nhà nước và pháp luật liên quan đến phụ nữ. Ngoài ra, tỷ lệ nữ dưới 40 tuổi được xóa mù chữ là 98%, có 2.407 trẻ em gái tốt nghiệp chương trình tiểu học và được vào lớp 6 (chiếm tỷ lệ 95,6%)…

Phát biểu kết luận, bà Trần Ngọc Chi đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thực hiện các hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN của huyện Kbang trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị Ban VSTBPN huyện Kbang cần tiếp tục kiện toàn các Ban VSTBPN các cấp; tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên trong các Ban VSTBPN; tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ; quan tâm công tác xóa đói giảm nghèo; công tác xóa mù chữ cho phụ nữ và các công tác gia đình như tảo hôn; bạo lực gia đình, giáo dục trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc và đặc biệt quan tâm thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch” nhằm góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, qua đó, nâng cao nhận thức của phụ nữ về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở.

Trước đó, buổi sáng cùng ngày, đoàn cũng đã có buổi làm việc với Ban VSTBPN xã Đông, huyện Kbang. Theo kế hoạch, trong 3 ngày (từ 17 đến 19-6), đoàn sẽ tiếp tục kiểm tra hoạt động bình đẳng giới và VSTBPN tại huyện Đak Pơ; Sở Xây dựng tỉnh; Cục Hải quan-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum và Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ: Binh đoàn 12 cần thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng Chính phủ: Binh đoàn 12 cần thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(GLO)- Chiều 10-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.
Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

(GLO)-

94 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, đôi tai không còn nghe rõ, nhưng ký ức về những ngày tham gia giải phóng Điện Biên vẫn in đậm trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Thế Quý (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê).

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.