Khu 4,3ha Thủ Thiêm: Mới hơn 50% số hộ đồng thuận phương án đền bù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 4 ngày gặp mặt, thoả thuận giữa 331 người dân Thủ Thiêm thuộc khu 4,3ha và chính quyền quận 2 (TP.HCM), kết quả có hơn 50% hộ dân đồng thuận với phương án của quận đưa ra. Số còn lại hoặc chưa đồng thuận, hoặc có kiến nghị thêm.
Trưa 24/7, trao đổi với Dân Việt, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết, tổng kết sau 4 ngày gặp mặt, thoả thuận, kết quả có trên 50% trong tổng số 331 hộ dân thuộc khu 4,3ha ngoài ranh Thủ Thiêm đồng thuận với phương án của quận đưa ra. Phần còn lại, hoặc người dân chưa đồng thuận, hoặc kiến nghị thêm những vấn đề khác và yêu cầu quận xem xét, nghiên cứu.
 
Người dân Thủ Thiêm khiếu kiện kéo dài nhiều năm. Ảnh: H.V
Trước đó, trong các ngày 19, 20 và 22, 23/7, ba tổ công tác của quận 2 đã tiến hành gặp mặt 331 hộ thuộc khu 4,3ha ngoài ranh Thủ Thiêm để thoả thuận phương án đền bù. Theo đó, các tổ công tác đưa ra các phương án giải quyết, đền bù cho người dân. Các hộ dân nếu đồng ý thì ký vào biên bản cam kết, không đồng ý thì ghi thêm vào biên bản các kiến nghị xem xét khác để tổ công tác tổng hợp, báo cáo với UBND TP.
Cũng theo ông Hưng, chỉ một số ít người dân chọn lấy tiền đền bù, còn lại đa số chọn phương án đất đổi đất. Khu đất được chọn để đền bù cho người dân là tại phường Bình Khánh với 191 nền sát với Khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm, ngoài ra sẽ bố trí thêm tại khu tái định cư Nam Rạch Chiếc và tại phường Cát Lái.
“Với những hộ chưa đồng thuận, hoặc có kiến nghị khác, UBND quận sẽ họp các tổ công tác, phân tích tổng hợp kết quả để đề xuất, báo cáo với UBND TP quyết định”, ông Hưng cho biết.
 
Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, các vấn đề Thủ Thiêm đang đi dần đến những kết quả cuối cùng. Ảnh: H.V
Trước đó, trao đổi với Dân Việt, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, các vấn đề Thủ Thiêm đang đi dần đến những kết quả cuối cùng. Sau khi có kết quả tổng hợp, báo cáo từ quận 2, TP sẽ họp để chốt phương án. Kết quả sẽ được báo cáo lên Thường trực Thành uỷ cho ý kiến, sau đó sẽ trình ra HĐND TP trong phiên họp gần nhất để xem xét, cho ý kiến cuối cùng.
Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP khoá IX (diễn ra từ ngày 11 - 13/7), trao đổi riêng với Dân Việt, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết trong tháng 7 phải giải quyết xong các vấn đề tại Thủ Thiêm.
“Cũng  trong tháng 7, dự kiến Thanh tra Chính phủ sẽ công bố luôn kết luật thanh tra về khu tái định cư 160ha mà lâu nay người dân khiếu kiện và cho rằng quy hoạch làm sai theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, ông Nhân cho hay.
 
 Hàng ngàn người dân 5 khu phố ba phường chen chân nộp đơn khiếu kiện tại UBND quận 2. Ảnh: H.V
Tuy nhiên, cũng tại kỳ họp này, đại biểu Nguyễn Hồng Hà (quận 2) đề nghị HĐND TP lập tổ công tác giám sát việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm. Đồng thời, đại biểu này nêu ý kiến của người dân 5 khu phố thuộc ba phường tại Thủ Thiêm: “Yêu cầu phải công bố rõ ràng 5 khu phố thuộc 3 phường trong ranh hay ngoài ranh Khu ĐTM Thủ Thiêm, không thể lấp lửng với người dân”.
Trong một động thái khác, ông Nguyễn Phước Hưng cũng cho biết có hơn 4.000 đơn khiếu kiện của người dân Thủ Thiêm (trừ người dân khu 4,3ha) đã nộp đơn khiếu kiện tại UBND quận 2.
Hồ Văn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.