Không vì quá lo sợ mà cấm đoán!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch nhưng không vì quá lo sợ mà đưa ra những lệnh cấm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đây là phát biểu của ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - tại buổi họp mới đây để đánh giá tình hình 8 tháng đầu năm của tỉnh này.
 

Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - dẫn việc vừa qua, khi kiểm tra thì thấy TP Tam Kỳ vắng lặng, không có dịch mà như có dịch, trong khi các địa phương lân cận thì rất nhộn nhịp, sôi động. Rồi ông đặt câu hỏi: "Chúng ta không để cho người dân hoạt động buôn bán thì lấy đâu ra tiền nộp thuế cho nhà nước?".

Chuyện từ một tỉnh nhưng rất đáng suy nghĩ.

"Chống dịch như chống giặc" nên chủ quan, lơ là thì trả giá đắt. Công dân chủ quan, lơ là thì đã một lẽ, chứ cán bộ mà chủ quan, lơ là thì dịch bệnh lây lan rất khó dập tắt. Rất nhiều địa phương, ban, ngành vì thế mà vừa qua đã phải xử lý đối với hàng loạt các cán bộ chủ quan, lơ là trong chống dịch.

Ngược lại, có không ít lãnh đạo các địa phương lại lo sợ đến nỗi đưa ra những lệnh cấm thái quá gây áp lực không đáng có. Có nơi rào chắn kín, kỹ đến mức cản trở cả việc cấp cứu. Có nơi vội vã ban hành lệnh ngăn cản người và phương tiện cả khi chưa cần thiết...

Hôm 5-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phải yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải trao đổi với các địa phương liên quan để thống nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách), bảo đảm kiểm soát dịch bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ" gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Chống dịch nên việc bảo vệ sinh mạng người dân là trên hết. Nhưng dịch không chỉ một ngày, mà kéo dài hàng tháng trời, hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng triệu lao động mất việc làm, hàng loạt hoạt động kinh tế đình đốn. Cho nên, vừa chống dịch vừa phải nghĩ đến việc khi khống chế được dịch thì phải sớm phục hồi kinh tế, nếu không thì phải đối diện với hàng loạt khó khăn khác. Nói rộng ra là phải thực hiện "mục tiêu kép" mà lãnh đạo Đảng, nhà nước luôn nhắc nhở các địa phương phải lưu ý.

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa tổ chức ngày 6-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo phải duy trì, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất cung ứng. Trong đó, thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) từ nay đến cuối năm, dự kiến 2-3 triệu lượt người.

 

 Hàng quán tại TP HCM được bán mang đi thông qua shipper từ ngày 9-9 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Hàng quán tại TP HCM được bán mang đi thông qua shipper từ ngày 9-9 - Ảnh: Hoàng Triều


Tại TP HCM, ngay sau khi có những thông điệp khả quan trong kiểm soát F0, tiêm vắc-xin và thực hiện 5K..., thành phố đã cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang đi. Đây chính là một trong những quyết sách cụ thể để nới lỏng dần việc giãn cách sâu đã áp dụng để chống dịch. Nới lỏng có cân nhắc, tính toán và chọn thời điểm phù hợp.

Chúng ta còn phải rất vất vả nữa, tốn kém nhiều nữa mới hy vọng khống chế được đại dịch Covid-19 nhưng không vì thế mà phải quá lo sợ. Vì khi đã ở trong tâm trạng lo sợ thì sẽ khó tỉnh táo để suy nghĩ đúng và hành động đúng.

Theo LƯƠNG DUY CƯỜNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam