Blog phóng viên

Không thể để 'luật ngầm' tồn tại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vấn nạn tài xế xe điện đòi ăn hoa hồng, thậm chí ngang nhiên tự nâng giá hải sản ở các cửa hàng kinh doanh nhằm 'móc túi' du khách đã xuất hiện và tồn tại từ nhiều năm nay ở các khu du lịch biển ở Thanh Hóa, không những khiến du khách bức xúc, mà ngay cả những người bán hải sản hết sức bức xúc.

Ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài "Luật ngầm" ở các khu du lịch biển, ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND H.Hoằng Hóa (Thanh Hóa), khẳng định vấn đề Báo Thanh Niên phản ánh tại KDL biển Hải Tiến là hoàn toàn khách quan, đúng sự thật. Ông Hải cũng thừa nhận, tình trạng tài xế xe điện chèo kéo, nâng giá bán hải sản lên cao… ở KDL biển Hải Tiến đã tồn tại thời gian qua.

Trước đó, trong một phát biểu tại họp báo khai mạc mùa du lịch hè năm 2023, ông Lương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa), khẳng định tại Sầm Sơn có tình trạng tài xế xe điện lừa khách. Thậm chí, khi họ chở khách đi ăn tới một "nhà hàng quen" để kiếm hoa hồng mà khách không đồng ý thì họ sẽ đuổi khách xuống xe. Họ còn gạ khách đi mua nước mắm, đồ hải sản không đảm bảo chất lượng; đậu đỗ bừa bãi, chạy ngang chạy dọc, lấn làn lạng lách… Những việc trên đã khiến hình ảnh du lịch ở Sầm Sơn bị hoen ố và xấu đi.

Rõ ràng, có một "thế giới ngầm" tồn tại ngang nhiên như vậy trong thời gian dài ở các KDL biển ở Thanh Hóa, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, làm hỗn loạn giá cả, ảnh hưởng đến quyền lợi của du khách.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý thị trường, lại làm việc chưa thật hiệu quả. Bằng chứng là nhiều năm qua, lực lượng trực tiếp quản lý, kiểm soát về giá là cơ quan quản lý thị trường mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính vài chục trường hợp không thực hiện niêm yết giá.

Điều đáng ghi nhận là sau khi Báo Thanh Niên phản ánh, UBND H.Hoằng Hóa đã yêu cầu các đơn vị vào cuộc quyết liệt hơn, sớm chấm dứt tình trạng chèo kéo, nâng giá hải sản, đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh tại KDL này. Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt hiện nay, các cơ quan chức năng sẽ xóa bỏ được luật ngầm ở các KDL biển…

Có thể bạn quan tâm

Thiên chức nghề giáo

Thiên chức nghề giáo

Trong truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt, nghề giáo được xem là một thiên chức vì người thầy không đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn định hình tương lai của học trò. Đó là lý lẽ của nhiều ẩn dụ sâu sắc tôn vinh thiên chức nghề giáo.

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.