Không để người dân thiệt thòi sau tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 29-5, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo về việc triển khai lập “Dự án ổn định đời sống, sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh”. Đồng chí Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
 

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: T.D
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: T.D

Theo Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18-11-2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện”, ngày 19-8-2015, UBND tỉnh đã ban hành Công văn “Về việc đề xuất lập dự án ổn định đời sống, sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh”. Trong đó, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 công trình thủy điện phải thực hiện tái định cư gồm: Sông Ba Hạ (huyện Krông Pa), An Khê-Ka Nak (huyện Kbang) và Sê San 4 (huyện Ia Grai).

Theo quy định, dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2016-2018. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn chưa được Sở Nông nghiệp và PTNT trình Bộ Nông nghiệp và PTNT, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm trễ, gây ảnh hưởng và thiệt thòi cho người dân thuộc diện hưởng chính sách đặc thù.

Báo cáo về vấn đề này, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã có Công văn số 2184/SNNPTNT-CCPTNT ngày 8-12-2017 đề xuất thực hiện dự án. Theo đó, chờ Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg thì UBND tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án. Sau đó, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ hướng dẫn UBND các huyện tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT cần cầu thị, nhận trách nhiệm trong việc chậm trễ thực hiện dự án. Song song với đó, Sở cần rà soát, kiểm tra xem còn dự án nào bị “bỏ quên”. “Sau cuộc họp này, Sở Nông nghiệp và PTNT phải nghiêm túc kiểm điểm về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện dự án trình UBND tỉnh phê duyệt để sớm gửi lên Bộ Nông nghiệp và PTNT. Bên cạnh đó, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cần tăng cường hoạt động giám sát, nhất là khi có các văn bản, chính sách mới để cùng với các ban khác đôn đốc, nhắc nhở các cấp, ngành sớm thực hiện. Qua sự việc này, các sở, ngành liên quan cũng cần rút kinh nghiệm để tránh xảy ra chậm trễ, sai sót trong thực hiện các nhiệm vụ được tỉnh giao. Đặc biệt là không được để người dân thiệt thòi sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh”-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đặng Phan Chung nhấn mạnh.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.