"Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc” là mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ, bắt buộc các địa phương phải thực hiện thật tốt, không thể lấy bất cứ lý do gì để biện minh nếu như không hoàn thành nhiệm vụ.

Năm 2020 cũng là năm nhiều gian khó, cùng với đại dịch là 13 cơn bão đổ vào các tỉnh miền Trung, nhưng với quyết tâm không để dân thiếu đói, tất cả các nguồn lực đã được huy động và chúng ta đã vượt qua. Tất nhiên, sẽ không ai dám nói tất cả người dân đều no đủ, bởi vì có quá nhiều hoàn cảnh, nhiều thân phận, nhiều sự bất trắc khó lường.

Lần bùng dịch này là một thử thách mới, sự thiếu ăn thiếu mặc không chỉ là nỗi lo cận kề mà là hiện thực với một bộ phận người nghèo. Cho nên người dân ở TPHCM và một số tỉnh không thể ở yên một chỗ, sự không chấp hành nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 cũng vì cái lẽ này.

Vì vậy, trách nhiệm của chính quyền là lo ăn lo mặc cho người dân trong lúc dịch bệnh. Tất cả đều không đi làm, không buôn bán vì phải chấp hành quy định giãn cách, lấy gì để ăn?

Có nhiều nguồn lực để lo cho dân, đầu tiên là từ cộng đồng xã hội. Ví dụ Báo Lao Động đã vận động Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh - Ngân hàng Techcombank, hỗ trợ cho 3.000 người lao động với tổng giá trị 3 tỉ đồng. Số lao động này ở Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, mỗi người nhận được 1 triệu đồng, tuy ít ỏi nhưng rất quý lúc khốn khó.

Còn rất nhiều nhóm thiện nguyện hoạt động khắp địa bàn TPHCM, vấn đề là tổ chức thật tốt, để các nhóm này giúp đỡ bà con có hiệu quả nhất. Các tỉnh gửi tiền cho hội đồng hương chia sẻ với bà con cũng là một phần quan trọng, chỉ cần một gia đình 2 người có vài triệu đồng, cũng có thể trang trải những thứ cần thiết.

Tuy nhiên, nguồn lực chính vẫn là từ chính quyền, đủ sức để đảm bảo cuộc sống của người dân đủ ăn, đủ mặc ổn định cho đến khi kiểm soát được dịch bệnh. Sự ổn định mới làm cho người dân an tâm thực sự.

Sự ổn định đó không phải bằng những tuyên bố, mà hành động thiết thực, ngay lập tức, nhanh chóng, kịp thời.

Ngoài các gói cứu trợ bằng tiền mặt, cần phải huy động lương thực, thực phẩm, đưa đến từng hộ dân, không sót một ai. Muốn như vậy, chính quyền cơ sở phải bám sát dân, nắm chắc từng hoàn cảnh, để cung cấp lương thực, hỗ trợ chăm sóc y tế. Nếu không bám dân, rất dễ xảy ra bỏ lọt người nghèo.

Bám dân còn để đảm bảo trật tự, phân chia công bằng, không để xảy ra hộ nhiều hộ ít. Người dân cũng cần hợp tác với chính quyền, tự giác, trung thực để chia sẻ khó khăn chung của cộng đồng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-de-nguoi-dan-nao-thieu-an-thieu-mac-937630.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.