Không để lễ hội phản cảm, kém văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ VH-TT-DL thành lập 17 đoàn công tác kiểm tra về công tác lễ hội, đồng thời nhấn mạnh phải bảo đảm lễ hội trang trọng, văn minh, không để xảy ra các hoạt động phản cảm.
 
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 11.2 ẢNH: QUANG HIẾU
Chiều 11.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và những nhiệm vụ trọng tâm triển khai sau tết. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho rằng các cấp, các ngành đã làm nhiều việc, hết sức mình để bảo đảm cho nhân dân đón một cái tết an toàn, tiết kiệm, vui tươi, đầm ấm, đủ đầy. Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp tết, đặc biệt là các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an trong giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tuy vậy, theo Thủ tướng, có lúc, có nơi còn xảy ra tình trạng đốt pháo nổ, tai nạn giao thông giảm nhưng còn ở mức cao… nên cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Lãnh đạo bộ, địa phương không được tự ý tham dự lễ hội
Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội

Tổ chức chu đáo cuộc gặp tại cuộc họp, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, hoạt động đối ngoại năm 2019 và đặc biệt phối hợp tổ chức chu đáo cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội vào cuối tháng này.


Về nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai sau tết, Thủ tướng nêu rõ không được chủ quan với các thành tích đạt được mà cần nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động hơn nữa ngay sau tết và cần đổi mới phương thức, cách làm, nâng cao trách nhiệm, nhất là các ngành liên quan trực tiếp đến nhân dân như y tế, giáo dục, năng lượng, giao thông vận tải, công an… tránh bệnh quan liêu, xa dân, gây ách tắc cho sự phát triển của đất nước, gây mất niềm tin trong nhân dân.
Đặc biệt, liên quan công tác lễ hội, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hành chính không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc tết làm ảnh hưởng đến thời giờ, hiệu quả làm việc; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. “Bộ VH-TT-DL phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, văn minh; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, không để xảy ra các hoạt động phản cảm tại các lễ hội, nhất là tình trạng tăng giá, chèo kéo, ép khách”, Thủ tướng nói, đồng thời hoan nghênh việc Bộ VH-TT-DL thành lập 17 đoàn công tác kiểm tra về vấn đề này.
Tiếp tục đẩy lùi tín dụng đen
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi, quản lý chặt chẽ giá cả thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát tình hình, có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận tín dụng, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp.
Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục lưu ý việc xử lý tình trạng tín dụng đen ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo, nắm tình hình, ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm an toàn giao thông.
Về công nghiệp, thương mại, Bộ Công thương cần chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đặc biệt những ngành công nghiệp chủ lực ngay sau kỳ nghỉ tết. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Bộ NN-PTNT theo dõi sát diễn biến thời tiết, xử lý dứt điểm các ổ dịch, dự báo cung cầu, phát triển thị trường mới, nhất là đối với một số sản phẩm có tiềm năng. Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các địa phương nắm tình hình lao động sau tết, nhất là các khu công nghiệp.
Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng DN, các DN và toàn thể nhân dân tranh thủ thời cơ thuận lợi đầu năm với khí thế mới, tổ chức lao động, sản xuất đầu tư kinh doanh có hiệu quả và các cơ quan hành chính nhà nước kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tập trung cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, DN.  
Chí Hiếu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.