Khởi công dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn có tổng mức đầu tư hơn 546 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023, đảm bảo tiếp nhận đồng thời hai tàu hàng tổng hợp, tàu container 30.000 tấn (DWT) đầy tải.

Xe vận chuyển hàng hóa tại Cảng Quy Nhơn. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Xe vận chuyển hàng hóa tại Cảng Quy Nhơn. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết, ngày 28/11, Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (thành viên của VIMC) sẽ khởi công dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn.
Theo dự án, bến số 1 của cảng này sẽ mở rộng ra phía khu nước trước bến hiện tại 35m (tổng chiều dài bến sau khi nâng cấp là 480m), đảm bảo tiếp nhận đồng thời hai tàu hàng tổng hợp, tàu container 30.000 tấn (DWT) đầy tải.
Kết cấu bến cũng được tính toán thiết kế đảm bảo neo đậu cho tàu hàng tổng hợp, tàu container 50.000 tấn (DWT) đầy tải trong giai đoạn sau, phù hợp với tiến trình nâng cấp, mở rộng tuyến luồng Quy Nhơn đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 546 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Đại diện VIMC cho hay, việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp bến số 1 thể hiện quyết tâm của VIMC nói chung và cảng Quy Nhơn nói riêng trong việc cam kết với Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đầu tư mở rộng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ để đáp ứng lượng hàng thông qua cảng đến 2025 đạt 15 triệu tấn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực này.
Năm 2021 là năm đột phá của cảng Quy Nhơn trong công tác đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hình thành hệ sinh thái công nghệ cảng biển.
Đến nay, cảng đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống kiểm soát, khai báo y tế và thu cước cơ sở hạ tầng tự động; ứng dụng các phần mềm tài chính, nhân sự, khai thác dịch vụ cảng biển (TOS)...
Trong dịp này, cảng Quy Nhơn sẽ ra mắt Cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ cảng điện tử (Eport) và Hệ thống quản lý khai thác cảng biển (TOS) được nâng cấp mới cho khách hàng với tiêu chí phù hợp với sản xuất kinh doanh và đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đặc biệt, đầu năm 2022, cảng Quy Nhơn sẽ đưa vào sử dụng, vận hành chức năng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) tự động và thanh toán trực tuyến.
Ứng dụng công nghệ này giúp khách hàng cập nhật tình trạng dữ liệu hàng hóa thực tế 24/7, đảm bảo tính trung thực và tiết kiệm chi phí quản lý hàng hóa trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ cảng biển; nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng...
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất