Khó nhưng không thể không làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè là bài toán khó, nhưng không thể không làm.

Động thái quyết liệt của UBND Q.6 (TP.HCM) khi lên kế hoạch huy động nhiều lực lượng như công an, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ… lập chốt chặn tại khu vực chợ truyền thống để ngăn chặn xe ba gác, xe lôi, xe ba bánh tự chế, xe đẩy tay vào khu vực chợ hoặc tụ tập buôn bán trên lòng đường, vỉa hè được dư luận ủng hộ.
 

 

 Họp chợ tự phát đông nghẹt người ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: Độc Lập
Họp chợ tự phát đông nghẹt người ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: Độc Lập


Chợ tự phát “lấn át” chợ truyền thống là thực trạng nhức nhối hơn chục năm qua mà TP.HCM chưa thể giải quyết, dù năm nào cũng có văn bản yêu cầu tăng cường xử lý, giải quyết dứt điểm. Nguyên do, những người lập chợ tự phát khá dễ dàng, lợi nhuận cao, không phải đóng thuế, phí cho nhà nước và nhất là nhanh chóng lẩn tránh, phi tang khi bị lực lượng chức năng xử phạt. Chưa kể, với kiểu kiểm tra, xử lý “bắt cóc bỏ dĩa” như thời gian qua, việc lòng đường, vỉa hè bị tái chiếm để lập chợ là điều được dự báo từ trước. Như lãnh đạo UBND Q.6 nhìn nhận, các phường chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức, còn buông lỏng trong công tác lập lại trật tự đô thị, để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè tràn lan, thường xuyên.

Bất cập là vậy, nhưng mỗi khi địa phương mở đợt cao điểm chấn chỉnh thì luôn có luồng ý kiến phản đối, cho rằng chính quyền vội vã hất “nồi cơm” của người nghèo; thậm chí có người đặt vấn đề sao không kiếm việc làm cho họ rồi hãy dẹp... Nhiều người cũng mang tâm lý thích đi chợ tự phát họp bên đường vì giá rẻ, thuận tiện cho bản thân... Trong khi đó, mỗi năm trên cả nước có hàng trăm vụ tai nạn giao thông, nhiều người thiệt mạng liên quan đến tình trạng họp chợ bên đường.

Lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè là bài toán khó, nhưng không thể không làm. Ngoài khẩu hiệu quyết tâm, cơ quan chức năng cần các giải pháp đồng bộ và nỗ lực làm dứt điểm rồi giữ vững thành quả, không thể cứ để tái diễn hết năm này qua tháng nọ.

 

Theo Nguyên Vũ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.