Khiếp hãi bì heo bẩn ở TP.HCM: Tăng cường giám sát, xử lý triệt để

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ nguồn tin, chứng cứ do Báo Thanh Niên cung cấp, Đoàn liên ngành kiểm tra phát hiện hàng loạt vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm phong hơn 2,2 tấn da bì heo các loại chưa rõ nguồn gốc xuất xứ…

Đồng loạt đóng cửa, không hợp tác

Sáng 9.1, Đội Quản lý ATTP số 8 (Sở ATTP TP.HCM) phối hợp Đoàn liên ngành UBND Q.6 kiểm tra các cơ sở chế biến bì heo, tóp mỡ, dầu mỡ ở cụm hẻm 357 - 405 Hậu Giang (P.11, Q.6).

Hơn 8 giờ 20 sáng 9.1, thời điểm lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, hàng loạt cơ sở chế biến bì heo, tóp mỡ bất ngờ đồng loạt đóng cửa, ngưng hoạt động. Trong hẻm, chúng tôi ghi nhận một số thanh niên kéo xe đẩy chở da, mỡ heo có dấu hiệu đang tẩu tán. Phía trước một cơ sở chế biến bì, tóp mỡ vẫn còn vài can mỡ heo, bên cạnh là một xe kéo chất đầy da, mỡ heo, mặt đường còn loang lổ vết dầu mỡ...

Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với hộ kinh doanh da bì heo H.V.V

Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với hộ kinh doanh da bì heo H.V.V

Lúc 8 giờ 30 cùng ngày, lực lượng phối hợp có mặt tại cơ sở chế biến bì heo của ông N. (một trong những cơ sở lớn nhất tại đây) thì nơi đây đã "cửa đóng then cài". Cơ sở chế biến bì của bà H., ông L. cùng nhiều cơ sở khác (Báo Thanh Niên đã phản ánh) cũng đồng loạt đóng cửa, ngưng hoạt động.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND Q.6 cho rằng đường dẫn vào "thủ phủ" chế biến bì heo là những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, phức tạp, đời sống dân cư còn khó khăn. Vì vậy, công tác kiểm tra, hậu kiểm tra gặp nhiều khó khăn; khi thấy lực lượng chức năng xuất hiện ở đầu hẻm, lập tức có người thông báo cho các cơ sở dọn dẹp, đóng cửa không hợp tác, ngưng chế biến thực phẩm.

Khoảng 8 giờ 35, cơ sở chế biến bì H.V.V (hộ kinh doanh ở hẻm 365/36/43 Hậu Giang, P.11, Q.6; là một trong những cơ sở chế biến bì lớn nhất trong khu vực) khép hờ cửa nên lực lượng chức năng vào kiểm tra. Lúc kiểm tra, nhiều máy móc bị ám đen, dưới sàn nhà mỡ trơn kèm với nước ẩm ướt, bốc mùi; cạnh đó là nhiều sọt chứa da heo, nhiều tảng da heo có màu xám, đen lẫn lộn. Lực lượng chức năng phát hiện hàng chục thùng nhựa lớn ngâm da heo; chất lỏng bên trong thùng nổi nhiều bọt trắng, màng trắng, nhiều tảng da heo luộc có màu nâu đen bốc mùi.

Da heo để dưới sàn nhà ẩm ướt, đen đúa

Da heo để dưới sàn nhà ẩm ướt, đen đúa

Từ thông tin của PV Thanh Niên, lực lượng chức năng kiểm tra một địa điểm khác của cơ sở chế biến bì H.V.V (số 365/36/39 Hậu Giang). Đoàn kiểm tra xác định, cơ sở này không có biển hiệu, không đăng ký kinh doanh. Lực lượng chức năng phải chờ đợi hơn 5 phút, người bên trong mới mở cửa hợp tác. Lúc này, ông H.V.V cũng dùng ổ khóa, khóa căn phòng ngâm tẩy trắng bì heo mà PV đã ghi nhận trước đó, rồi giấu chìa khóa. Nhưng với chứng cứ do PV cung cấp đầy thuyết phục nên ông H.V.V buộc mở cửa căn phòng cho kiểm tra.

Tại đây, đoàn kiểm tra ghi nhận có máy móc phục vụ cho việc chế biến bì và hàng chục thùng phuy đang ngâm da và bì heo. Cũng tại căn phòng này, lực lượng chức năng phát hiện có một bao tải, bên trong có khoảng 1 kg hóa chất dạng khối rắn (chưa rõ chất gì). Trong cơ sở có nhiều tủ cấp đông cỡ lớn chứa nhiều da heo chưa chế biến, bì heo bán thành phẩm, bì heo thành phẩm. Dưới sàn nhà, da heo chất thành đống. Lúc này, ông V. mới thừa nhận căn nhà này là cơ sở chế biến nhưng chưa đăng ký kinh doanh.

Tại 2 cơ sở nói trên, Đoàn kiểm tra ghi nhận hơn 2,2 tấn da heo sống, da heo ngâm, da heo bán thành phẩm và thành phẩm. Tại thời điểm làm việc, chủ cơ sở chưa cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, thực phẩm nói trên.

Làm việc với lực lượng chức năng, ông V. cho hay, mỗi ngày cơ sở chế biến cung cấp khoảng 300 kg bì heo cho thị trường tiêu thụ (các chợ trên địa bàn TP.HCM và giao đi tỉnh khác). Toàn bộ số thực phẩm này không có bao bì nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Cứ như vậy, thực phẩm không rõ nguồn gốc được tuồn ra thị trường, đi vào bữa cơm của người dân.

Bì heo bán thành phẩm và thành phẩm tại cơ sở chế biến da bì heo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Bì heo bán thành phẩm và thành phẩm tại cơ sở chế biến da bì heo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Da heo đã chuyển màu, biến sắc lẫn lộn trong đống da heo đang được chế biến

Da heo đã chuyển màu, biến sắc lẫn lộn trong đống da heo đang được chế biến

Cận cảnh một thùng nhựa ngâm da heo trong cơ sở chế biến của hộ kinh doanh H.V.V

Cận cảnh một thùng nhựa ngâm da heo trong cơ sở chế biến của hộ kinh doanh H.V.V

Cơ quan chức năng nói gì ?

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, xác định hộ kinh doanh của ông H.V.V chế biến bì heo tại địa chỉ 365/36/39 Hậu Giang (P.11, Q.6) chưa thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Vệ sinh môi trường nơi chế biến bì heo tại địa chỉ 365/36/39 Hậu Giang và 365/36/43 Hậu Giang chưa đảm bảo vệ sinh. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến da bì heo chưa thực hiện vệ sinh sạch sẽ. Đoàn kiểm tra niêm phong hơn 2,2 tấn thực phẩm, hàng hóa và lập biên bản lấy mẫu, gửi Viện Y tế công cộng TP.HCM để kiểm nghiệm sản phẩm chỉ tiêu định danh chất tẩy trắng đối với mẫu da heo ngâm; chỉ tiêu vi sinh đối với da bì thành phẩm.

Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở ngưng hoạt động sản xuất, chế biến tại địa chỉ 365/36/39 Hậu Giang, giao UBND P.11 giám sát. Đồng thời, đề nghị cơ sở khắc phục ngay việc đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến và trang thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến da bì heo.

Trong báo cáo nêu rõ kết quả kiểm tra bước đầu, Đoàn kiểm tra sẽ mời chủ cơ sở họp xử lý sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Tham mưu UBND Q.6 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh H.V.V về hành vi vệ sinh môi trường nơi chế biến không đảm bảo; trang thiết bị, dụng cụ dùng trong chế biến không đảm bảo vệ sinh; chế biến thực phẩm không đăng ký kinh doanh và thực phẩm không đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng ATTP, biện pháp tịch thu tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo chất lượng (nếu có).

Ngày 11.1, PV Thanh Niên có buổi làm việc với lãnh đạo UBND Q.6 và Phòng Y tế Q.6 về công tác quản lý, kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở chế biến bì heo, tóp mỡ, dầu mỡ nói trên.

Theo bà Nguyễn Thị Hằng, Trưởng phòng Y tế Q.6, hiện quận quản lý 27 hộ kinh doanh da bì heo các loại, tập trung ở địa bàn khu phố 1 (hẻm trên đường Hậu Giang, P.11). Nhân công tham gia chế biến trung bình mỗi hộ từ 4 - 5 người, chủ yếu lao động gia đình. Các cơ sở chế biến da bì là ngành nghề thủ công tồn tại từ rất lâu đời ở địa phương. Sau năm 2015, qua công tác vận động, hướng dẫn, chuyển hóa địa bàn, đến nay nhiều cơ sở đã nâng cấp, cải tạo khu vực chế biến, thực hiện hồ sơ pháp lý hoạt động theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn những cơ sở chưa hợp tác, đối phó.

Ông Lê Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND Q.6, cho biết ngay khi tiếp nhận thông tin phản ánh, quận chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm, xử lý triệt để các hành vi vi phạm về vệ sinh ATTP. Yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng quy định pháp luật trong sản xuất thực phẩm; rà soát và đảm bảo việc kiểm nghiệm thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Thời gian tới, UBND Q.6 giao Phòng Y tế phối hợp đơn vị chức năng tăng cường giám sát hoạt động, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề đối với các cơ sở chế biến da bì heo trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động cơ sở không đảm bảo điều kiện hoạt động.

Bên cạnh đó, UBND Q.6 chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp UBND P.11 thành lập tổ khảo sát, hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn, tập huấn kiến thức… nhằm cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo quy định về ATTP, bảo vệ môi trường để giúp các cơ sở, người dân thực hiện sản xuất tốt và ngày càng ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.