Khiếp hãi bì heo bẩn ở TP.HCM: Đột nhập cơ sở chế biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024, PV Thanh Niên đột nhập một số cơ sở chế biến bì heo trong cụm hẻm 357 - 405 Hậu Giang (P.11, Q.6, TP.HCM), mục sở thị cảnh chế biến bì heo mà khiếp hãi.

Cận cảnh hàng tấn da heo ngâm hóa chất

Khoảng 13 giờ ngày 4.1, chở bịch bì nặng 10 kg vừa mua được từ một cơ sở trong cụm hẻm 357 - 405 Hậu Giang, chúng tôi đến cơ sở chế biến bì heo H.V.V (hộ kinh doanh cá thể, cũng trong cụm hẻm này). Cơ sở này lớn và lâu đời nhất tại đây (hơn 30 năm). Theo lời của chủ cơ sở, mỗi ngày, nơi đây xuất ra thị trường hơn 500 kg bì và bán với giá từ 28.000 - 30.000 đồng/kg (tùy loại).

Da mỡ heo được chế biến trực tiếp dưới sàn nhà

Da mỡ heo được chế biến trực tiếp dưới sàn nhà

Một người đàn ông trong cơ sở đi đến, lấy vài cọng bì trong bịch của chúng tôi đưa lên tay bóp, ngửi, rồi khẳng định: "Sợi mỏng mềm mà giòn, trắng như này thì ngâm tẩy nhiều đó".

Sau đó, chúng tôi được người đàn ông đưa qua một căn nhà khác để xem nơi chứa bì thành phẩm. Tại đây, chúng tôi chứng kiến cảnh những miếng da heo mềm nhũn, sạm màu, nằm la liệt dưới sàn nhà đang được xử lý dang dở.

Khu vực ngâm, tẩy trắng bì heo trong cơ sở sản xuất bì H.V.V trong hẻm trên đường Hậu Giang (P.11, Q.6, TP.HCM)

Khu vực ngâm, tẩy trắng bì heo trong cơ sở sản xuất bì H.V.V trong hẻm trên đường Hậu Giang (P.11, Q.6, TP.HCM)

Khu vực ngâm, tẩy trắng bì heo trong cơ sở sản xuất bì H.V.V trong hẻm trên đường Hậu Giang (P.11, Q.6, TP.HCM)

Khu vực ngâm, tẩy trắng bì heo trong cơ sở sản xuất bì H.V.V trong hẻm trên đường Hậu Giang (P.11, Q.6, TP.HCM)

Bên trong căn nhà, chúng tôi phát hiện có một khu vực kín, rộng hơn 30 m2 chứa hàng chục chậu, thùng nhựa cỡ lớn (cao khoảng 1 m, đường kính 0,5 m) chứa đầy da heo và da heo thái sợi ngâm trong chất lỏng có màu đục, có mùi, mặt nước nổi lớp bọt trắng... Những tảng da heo được ngâm ngập trong chất lỏng thì có màu trắng tinh, còn những tảng da heo nằm cao hơn mặt nước, chưa tiếp xúc với chất lỏng có màu nâu đen. Đáng chú ý, bên trong một cái thau to nằm dưới sàn nhà, có chứa loại hóa chất dạng bột màu trắng...

Lúc này, người đàn ông cho hay đây là khu vực ngâm xả, tẩy trắng bì heo. Đưa tay vớt mớ bì heo, người đàn ông tiết lộ: "Muốn trắng nhiều thì bỏ tẩy (tức hóa chất tẩy trắng) nhiều mà trắng quá ăn vô cũng sợ người ta… ấy lắm. Da heo luộc rồi có màu nâu vàng, mình bỏ tẩy vô ngâm ngày trước, ngày sau nó xuống màu thành màu trắng, tươi rói".

Hỏi bà K. (chủ cơ sở chế biến bì H.V.V) về nguồn gốc, loại hóa chất dùng ngâm tẩy trắng da heo thì bà K. cho hay đó là ô xy già, mua ở chợ hóa chất Kim Biên, với giá 150.000 đồng/can 5 lít. Cũng theo bà K., việc dùng ô xy già để ngâm tẩy trắng da heo chỉ theo tỷ lệ ước chừng, chứ không quy cách, quy định nào cả dù bản thân bà biết nếu "dùng quá liều" có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Hàng tấn bì heo "ra lò" hằng ngày không qua kiểm duyệt ?

Trong ngày 4.1, bà K. cũng cho hay mỗi ngày cơ sở của bà cho ra thành phẩm khoảng 500 kg bì. Số bì này được giao lúc 5 giờ sáng, bỏ mối cho nhiều chợ trên địa bàn TP.HCM và khoảng 16 - 17 giờ, cho vào bao tải chở đến các chành xe giao đi một số tỉnh miền Tây... Toàn bộ số bì này khi tung ra thị trường không có bao bì nhãn mác, không qua kiểm duyệt thực phẩm, không có hóa đơn chứng từ.

Nhiều tảng da chuyển màu đen tím, bốc mùi hôi nồng nặc

Nhiều tảng da chuyển màu đen tím, bốc mùi hôi nồng nặc

Một ngày đầu tháng 1.2024, chúng tôi bám theo một người đàn ông chạy xe máy chở 8 bịch bì (40 kg) từ một cơ sở trong cụm hẻm nói trên đi giao. Sau quãng đường dài, số bì được giao cho các quán cơm tấm, bún trên đường Võ Văn Kiệt, Q.5 (đoạn cách Bệnh viện Bệnh nhiệt đới khoảng 500 m) và khu chợ tự phát gần đó. Người này sau đó quay về cơ sở, tiếp tục chở nhiều túi bì thành phẩm đi giao...

Cũng thời điểm trên, trong vai thương lái thu mua bì, chúng tôi đến cơ sở chế biến bì của bà H., công suất 300 kg bì thành phẩm/ngày, giá 40.000 đồng/kg. "Bì làm ra phải giao đi xa lắm vì người dân ở khu vực này không ai ăn bì. Bì của cơ sở tôi và nhiều cơ sở khác trong khu vực, sau khi sản xuất thì giao đi tỉnh và đi bỏ mối cho chợ ở quận khác, chứ ở đây không ai ăn", bà H. chia sẻ.

Chủ nhiều cơ sở thừa nhận sử dụng ô xy già để ngâm tẩy trắng làm bì heo

Chủ nhiều cơ sở thừa nhận sử dụng ô xy già để ngâm tẩy trắng làm bì heo

Bà H. cho biết thêm mối chính tiêu thụ bì của bà đa phần ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), cách giao nhận hàng là gửi qua xe buýt và cũng không qua kiểm duyệt, không có bao bì nhãn hiệu, không có hóa đơn, giấy tờ về nguồn gốc sản xuất.

Bên cạnh việc da heo dùng để chế biến bì thì phần mỡ thừa được các cơ sở tận dụng rán lấy tóp mỡ và mỡ. Quá trình thâm nhập, mỗi ngày, PV Thanh Niên ghi nhận hàng tấn mỡ heo để tràn lan dưới sàn nhà, mỡ heo đã chuyển màu tím… được mang đi rán cho ra tóp mỡ và mỡ dạng lỏng, cho vào can loại 30 lít. Cứ như vậy, hàng nghìn lít mỡ bẩn cũng được cung cấp cho thị trường tiêu thụ.

Hàng tấn bì heo ngâm tẩy trắng trước khi mang đi thái sợi

Hàng tấn bì heo ngâm tẩy trắng trước khi mang đi thái sợi

Tương tự, trước đó, ngày 29.12.2023, bám theo xe máy (BS 65B-977.xx) chở 150 lít mỡ heo từ cụm hẻm nói trên đi tiêu thụ. Qua quãng đường hơn 20 km, điểm đến là một bãi tập kết không tên nằm trên đường Nguyễn Văn Giáp (P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức), bên trong có một xe tải mang biển số TP.HCM đang chờ sẵn. Tiếp đó, ngày 30.12.2023, chúng tôi cũng bám theo một xe tiêu thụ 180 lít mỡ, điểm đến vẫn là cơ sở không tên nói trên.

Chào mời mua hóa chất tẩy trắng bì heo

Chiều 4.1, chúng tôi đến chợ Kim Biên (Q.5) để hỏi về loại hóa chất tẩy trắng da heo. Vừa nhìn thấy trên xe chúng tôi có bịch bì heo (vừa mua từ các cơ sở chế biến bì trong hẻm trên đường Hậu Giang), nhân viên quầy hóa chất P.Y, chèo kéo: "Tẩy bì heo phải không, vô đây".

Túi bì không nhãn mác, không rõ nguồn gốc được người đàn ông chở đi giao cho các quán cơm và nhiều chợ tự phát trên địa bàn TP.HCM

Túi bì không nhãn mác, không rõ nguồn gốc được người đàn ông chở đi giao cho các quán cơm và nhiều chợ tự phát trên địa bàn TP.HCM

Khi nghe chúng tôi nói "mới vào nghề", chủ quầy hóa chất này tư vấn: "Tẩy trắng bì heo, có 2 loại hóa chất: dạng lỏng ô xy già và dạng bột chất tẩy đường (một loại chất tẩy công nghiệp). Dùng ô xy già thì đắt hơn một xíu, giá 25.000 đồng/lít nhưng tiện hơn, pha nước là ngâm liền và nó cũng giòn, dai".

Tư vấn là vậy, nhưng khi chúng tôi hỏi về liều lượng sử dụng và nghi ngại về độ an toàn khi dùng trong thực phẩm thì chủ quầy hóa chất nói không biết, muốn pha bao nhiêu tùy người dùng.

Nhiều ngày bám theo xe máy chở mỡ heo đi tiêu thụ, điểm đến là một bãi tập kết không tên trên đường Nguyễn Văn Giáp (P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức)

Nhiều ngày bám theo xe máy chở mỡ heo đi tiêu thụ, điểm đến là một bãi tập kết không tên trên đường Nguyễn Văn Giáp (P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức)

Chúng tôi đề nghị được xem nhãn hiệu của thùng hóa chất, hóa đơn mua hàng để đề phòng khi xảy ra sự cố còn biết nguồn truy xuất nhưng người này từ chối: "Hóa chất này không cho xem được, mua thì cho nhân viên vào lấy ra". Dứt câu, người này cho nhân viên lấy ra một can nhựa loại 4 lít không nhãn mác, nguồn gốc bán cho chúng tôi...

Tiếp đó, chúng tôi đến một quầy hóa chất khác, nhân viên cũng cho hay tẩy trắng bì heo thì dùng ô xy già là hiệu quả nhất, nhưng người này cảnh báo chúng tôi về nguy cơ ngộ độc thực phẩm... (còn tiếp)

Theo chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ, ô xy già là dung dịch trong nước của Hydrogen Peroxide (H2O2). Khi dùng ô xy già để tẩy trắng thực phẩm sẽ xảy ra phản ứng ô xy hóa khử giữa ô xy già và protein của chất màu, làm bì heo bị mất màu và tạo cảm giác bì heo trở nên trắng, sạch, bắt mắt hơn.

Tuy nhiên, ông Độ cảnh báo những hóa chất như ô xy già, SO2… được phép sử dụng làm trắng thực phẩm nhưng với liều lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đặc biệt không được dùng hóa chất công nghiệp. Vì lợi nhuận, người ta sẽ dùng hóa chất công nghiệp cho rẻ tiền, chứa nhiều tạp chất, độc chất nên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nên người dân nên chọn bì heo vẫn còn màu vàng của da tự nhiên... là an toàn hơn cả.

Duy Tính

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.