Khi Trung Quốc đòi gây chiến với nhiều bên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài phân tích với nội dung Trung Quốc sẵn sàng “chiến” với nhiều nước cùng lúc thì thực tế chỉ chứng minh sự hung hăng của Bắc Kinh.

 

 Chiến hạm Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông vào tháng 5.2020 - Ảnh: Chinamil
Chiến hạm Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông vào tháng 5.2020 - Ảnh: Chinamil



Như Thanh Niên đã đưa tin, tờ Hoàn Cầu thời báo đêm 28.6 có bài phân tích “India's wishful thinking an illusion as PLA is prepared on all fronts” (tạm dịch “Ấn Độ ảo mộng khi quân đội Trung Quốc sẵn sàng trên mọi mặt trận”).

Theo bài viết này, Bắc Kinh đủ sức cùng lúc mở nhiều mặt trận với nhiều nước, nên Ấn Độ đừng kỳ vọng sẽ giành lợi thế trước Trung Quốc. Bài viết chỉ ra Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tập trận gần như cùng quãng thời gian.

Trong đó, theo kế hoạch thì hôm nay (1.7), Trung Quốc có cuộc tập trận quy mô lớn ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát trái phép. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 5.7.

Tiềm ẩn rủi ro cho Biển Đông

Trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định: Việc Trung Quốc tiết lộ sắp tập trận ở Biển Đông ẩn chứa thông điệp gửi đến ASEAN về việc Bắc Kinh sẵn sàng bất chấp, không từ bỏ cái họ gọi là “lợi ích cốt lõi”. Trong đó, Trung Quốc muốn dụ ngôn rằng nước này sẽ không bao giờ từ bỏ những gì mà họ xem là lợi ích. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng muốn thể hiện không ngần ngại sức mạnh của Washington trong khu vực.


 


Trung Quốc nêu yêu sách tranh cãi trên lãnh thổ Bhutan

Ngày 30.6, tờ India Today đưa tin tại phiên họp của Quỹ Môi trường toàn cầu mới đây, Trung Quốc bất ngờ phản đối việc cấp tài trợ cho một dự án tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng ở Bhutan, nói rằng khu vực này là “lãnh thổ tranh chấp”. Tuy nhiên, trên thực tế, không hề có tranh chấp nào đối với khu bảo tồn được nêu lên trước đây dù biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc chưa được phân định, theo tờ India Today. Do khu bảo tồn Sakteng chưa bao giờ nhận tài trợ toàn cầu, và Bhutan không có đại diện trực tiếp tại cuộc họp, nên Trung Quốc bị cho là đã chớp lấy thời cơ lần này để nêu yêu sách đối với khu vực. Tuy nhiên, thông qua sự đại diện của Ấn Độ tại cuộc họp, phía Bhutan đã bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Trung Quốc.   

 

Tâm Minh





Trong khi đó, bên cạnh việc tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, cuộc tập trận chỉ cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực. Hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông chỉ chứng minh các chỉ trích về việc gây hấn của Trung Quốc là đúng.


Tương tự, việc Trung Quốc đại lục tăng cường điều động quân đội hoạt động ở eo biển Đài Bắc cũng chỉ mang thông điệp đe dọa. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, thì với những gì Trung Quốc đang làm, sẽ càng đẩy eo biển Đài Loan và Biển Đông đứng trước các mối bất ổn, thậm chí tiềm ẩn những rủi ro khó lường vì các sự cố quá đà.

Phối hợp ngăn chặn rủi ro

Trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét: “Hoàn Cầu thời báo là một kênh của Nhân dân nhật báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên có thể xem là “tiếng nói” của Bắc Kinh. Vì thế, nội dung bài viết có thể xem là phần nào đó của thông điệp mà Trung Quốc muốn truyền đi. Thế nhưng, theo bài báo trên thì có thể thấy việc Bắc Kinh đang gây bất ổn trên nhiều “mặt trận” chỉ gây lãng phí nếu so với những gì Trung Quốc tìm cách chứng minh”. TS Nagao chỉ ra 3 lý do sau cho nhận định trên.


 



Mỹ điều động 4 máy bay trinh sát qua eo biển Đài Loan
Ấn Độ - Nhật Bản tập trận chung


Hai tài khoản Twitter chuyên theo dõi máy bay Callsign: CANUK78, Golf9 phát hiện ít nhất 4 máy bay do thám, một máy bay tiếp nhiên liệu của Hải quân Mỹ bay qua phía nam và tây nam Đài Loan hôm 29.6, theo trang Taiwan News. Cụ thể, lúc 8 giờ 32 phút sáng 29.6, máy bay do thám EP-3E ARIES II bay qua eo biển Ba Sĩ, ngoài khơi bờ biển phía nam Đài Loan, di chuyển hướng ra Biển Đông. Lúc 8 giờ 53 phút, máy bay trinh sát RC-135U cất cánh từ căn cứ Không quân Kadena (Nhật Bản), bay qua eo biển Ba Sĩ rồi đến Biển Đông.

Lúc 9 giờ 12 phút, máy bay săn ngầm P-8A Poseidon bay qua eo biển Ba Sĩ, hướng đến Biển Đông. Đến 10 giờ 43 phút, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135R Stratotanker bay qua Biển Đông và phía tây nam Đài Loan. Lúc 11 giờ 27 phút, một chiếc RC-135U mang số hiệu khác xuất hiện ở phía tây nam Đài Loan, nơi máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên bay tới gần đây.

* Hôm qua, truyền thông quốc tế đưa tin tàu chiến của Hải quân Ấn Độ và Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) đã có cuộc tập trận chung tại Ấn Độ Dương vào hôm 27.6. Hai tàu tham gia bên phía Ấn Độ gồm tàu khu trục INS Rana và tàu hộ tống INS Kulish trong khi Nhật Bản cử hai tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki.

Phúc Duy - Vi Trân




Một là, việc Trung Quốc cố chứng tỏ rằng nước này đủ sức đảm đương cùng lúc nhiều “mặt trận” chỉ cho thấy đó là vấn đề mà Bắc Kinh đang lo ngại. Thực tế, chỉ khi lo ngại vấn đề gì đó thì người ta mới tìm cách chứng minh.

Thứ hai, những hoạt động này của Trung Quốc thực tế không chỉ dành cho cộng đồng quốc tế mà còn nhằm “đối nội” với dư luận trong nước. Trung Quốc có lẽ đang lo ngại tình hình bệnh dịch dẫn đến kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, khiến cho dư luận nội bộ bất bình, nên chính phủ nước này đang tìm cách chuyển mối quan tâm sang các vấn đề bên ngoài.

Thứ ba, giới lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc đang đánh giá sai về nhận thức của các nước xung quanh đối với Bắc Kinh. Trước các hành vi hung hăng, gây hấn của Bắc Kinh thì ngày càng có nhiều nước thấy rõ Trung Quốc là mối đe dọa. Trước một mối đe dọa, các quốc gia khác tất nhiên phải tìm kiếm biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, bài phân tích của tờ Hoàn Cầu thời báo nhấn mạnh việc Ấn Độ cho rằng nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, hay các quốc gia khác, thì chỉ là “ảo ảnh”. Tuy nhiên, thực tế khi các nước có cùng một mối lo ngại thì sẽ cùng hướng đến việc phối hợp với nhau để ngăn chặn là điều hiển nhiên.

“Chính vì thế, cách Trung Quốc thể hiện sẵn sàng mở ra nhiều mặt trận cùng lúc sẽ chẳng thể thành công”, TS Nagao đánh giá.

 

Theo Ngô Minh Trí (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.