Khi người trẻ kể chuyện quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ thành công với truyện ngắn, bút ký, Hoàng Khánh Duy còn gây ấn tượng trong lý luận phê bình.

Cây bút trẻ Hoàng Khánh Duy.
Cây bút trẻ Hoàng Khánh Duy.

Hoàng Khánh Duy tên thật là Phạm Khánh Duy, sinh năm 1997 tại Cà Mau. Anh đến với văn chương như một cái duyên. Khi còn rất trẻ, Khánh Duy đã có cho mình niềm đam mê với văn học. Năm 2015, cuộc gặp gỡ giữa Duy và các nhà văn trong một buổi giao lưu tại trường đại học đã nhen nhóm niềm đam mê trở thành cây bút trẻ trên giới văn đàn.

Cũng như bao bạn trẻ khác khi bước chân đi theo đam mê và ước mơ của mình, con đường mà Duy đi vốn không hề dễ dàng. Khánh Duy chia sẻ, khó khăn ban đầu gặp phải chính là trải nghiệm sống. Bởi lẽ, việc cầm bút khi mình đang còn quá trẻ thì chắc chắn sẽ có những trang viết khá là cạn, chưa có chiều sâu nhất định. “Trên hành trình sống, hành trình viết của mình, việc gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người, đến nhiều vùng đất khác nhau, tiếp cận với các nền văn hóa bản địa đã giúp cho mình có thêm trải nghiệm thực tế. Đó sẽ là vốn liếng, là tư liệu giúp cho ngòi bút của mình được hoàn thiện hơn” - Duy chia sẻ.

Hiện tại, Khánh Duy không chỉ thành công với truyện ngắn, bút ký, anh còn gây ấn tượng trong lý luận phê bình. Với công việc nghiên cứu và giảng dạy văn học, Phạm Khánh Duy đã xuất bản nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và tham luận tại các hội thảo trong và ngoài nước.

Trưởng thành tại vùng đất đồng bằng châu thổ miền Tây, Khánh Duy luôn xem quê hương là điểm tựa tinh thần và nguồn cảm hứng bất tận. Những trang viết của anh thấm đượm vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, dáng hình của những con người hồn hậu, chất phác, được chắt lọc từ trải nghiệm thực tế. Tư liệu quý ấy đã được anh tái hiện lên từng trang giấy như một cách để anh tri ân quê hương và lan tỏa vẻ đẹp vùng đất này.

Đến nay, Hoàng Khánh Duy đã xuất bản 13 tác phẩm, gồm 6 tập truyện ngắn, 2 tập tạp văn, 1 truyện dài thiếu nhi, 3 sách chuyên khảo và 1 tập ký. Anh được độc giả yêu mến chính nhờ sự nghiêm túc, chỉn chu trong từng trang viết của mình. Chính nét chân chất, hiền hậu trong mỗi câu từ của anh đã đưa những tác phẩm của mình đến gần hơn với độc giả.

Năm 2024, Hoàng Khánh Duy ra mắt cuốn sách “Việt Nam qua cửa sổ con tàu”, ghi lại hành trình từ Nam ra Bắc. Đối với Duy, hành trang quý báu nhất của tuổi trẻ mà anh đã và đang tích lũy chính là những chuyến đi. Ở mỗi nơi anh dừng lại, anh chọn nơi mình muốn đến, dừng chân nơi tồn trữ nhiều nét văn hóa, và nó đã trở thành chất liệu văn chương quý giá tích tụ trong anh.

Khánh Duy bày tỏ niềm yêu thích đặc biệt dành cho tàu hỏa - phương tiện anh đặc biệt lựa chọn cho chuyến đi Nam - Bắc của mình. Qua ô cửa tàu hỏa, anh chứng kiến được hết vẻ đẹp đơn sơ nhưng không kém phần mỹ miều của quê hương đất nước Việt Nam.

Dù đã có nhiều kỷ niệm đẹp, anh vẫn đau đáu về việc nhiều bạn trẻ chưa quan tâm nhiều đến giá trị lịch sử của các địa danh như sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị hay Sông Bến Hải. Khánh Duy hy vọng thế hệ trẻ như anh sẽ khám phá những nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử, không chỉ để tìm hiểu mà còn để lan tỏa vẻ đẹp ấy.

Với Khánh Duy, văn chương không chỉ là nơi lưu dấu cảm xúc, mà còn là cách thể hiện lòng biết ơn lịch sử.

Hoàng Khánh Duy hiện là hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ, đồng thời là giảng viên khoa Khoa học xã hội và nhân văn (Trường Đại học Cần Thơ). Anh đã cho ra mắt 13 tác phẩm (truyện ngắn, truyện dài, tạp văn), 3 công trình chuyên khảo (lý luận, phê bình văn học) và 4 quyển sách tham khảo.

Có thể bạn quan tâm

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

(GLO)- Không chỉ thường xuyên xuất hiện trong các chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước Việt-Trung, Nguyễn Thị Thu Trang (SN 2003, tổ 2, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai), sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) còn sở hữu những thành tích đáng nể tại đất nước tỷ dân.