GenZ từ chối yêu đương vì sợ 'không kham nổi tình phí'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoản tình phí vài triệu đồng mỗi tháng là nguyên nhân khiến nhiều genZ không dám yêu đương.

Khoảng thời điểm này năm ngoái, Lê Thị Quỳnh Như (24 tuổi, quê Vĩnh Phúc) được bạn học ngưỡng mộ khi vừa ra trường có công việc ưng ý, nhận được lời tỏ tình từ bạn trai. Thế rồi hạnh phúc đó không kéo dài được lâu khi lương đi làm mỗi tháng của Như chỉ khoảng 5 triệu đồng. Số tiền này vừa bằng khoản tình phí để duy trì tình yêu giữa cô và bạn trai.

Nhiều người thắc mắc tại sao Như là con gái mà lại chi nhiều vậy, cô gái trẻ giải thích bạn trai còn chi gấp 2-3 lần chỗ đó. "Người yêu thường tặng những món quà đắt tiền nên khi tặng lại em cũng mua những món tương xứng. Đợt sinh nhật năm ngoái, em tặng người yêu đôi giày 3 triệu rưỡi, mua thêm bánh kem 300.000 đồng, thế là gần hết tháng lương", Như nói.

genz-tu-choi-yeu-duong-dd-1598.png
Hẹn hò chiếm khoản phí lớn trong sinh hoạt. (Ảnh minh họa)

Dùng hết lương cho tình phí, Như phải làm thêm công việc cộng tác bán nước hoa online để chi tiêu cho cuộc sống. Ở trong mối quan hệ phải gồng mình lên để tương xứng với đối phương, Như bắt đầu thấy mệt mỏi.

Dù người yêu có thể lo hết khoản tình phí nhưng điều này khiến Như trở nên nhỏ bé và yếu thế trong mối quan hệ.

Sau gần 1 năm bên nhau, Như quyết định nói lời chia tay với lý do muốn tập trung cho công việc, nhưng trên thực tế, cô gái trẻ nhận ra bản thân không đủ sức để chạy theo tình yêu duy trì bằng vật chất. Dù mức lương đã tăng thêm gần 1 triệu mỗi tháng từ 1/7 năm nay nhưng Như cũng tự dặn lòng sẽ không yêu thêm ai cho đến khi kinh tế được cải thiện hơn.

Hoàng Anh Trí (24 tuổi, quê Hải Phòng) đã trải qua nửa năm có bạn gái nhưng vừa quyết định chia tay. Thời gian yêu nhau, tiền lương 8 triệu đồng mỗi tháng của anh chỉ đủ tiêu khoảng 10 ngày.

Để có những buổi xem phim, đi ăn cùng người yêu, đi chơi quanh ngoại thành... Trí phải ăn mỳ tôm nhiều ngày. Từ giữa năm nay, công ty ít việc nên thu nhập của Trí giảm gần hai triệu. Không có tiền, anh hay cau có, thậm chí cãi vã với bạn gái vì những chuyện không đâu.

Chia tay, Trí thấy chi tiêu dễ hơn, khi cắt giảm được tình phí. "Nếu tiến xa hơn, làm sao tôi lo được cho bạn gái. Thôi thì chia tay để người ta tìm người có thể bao bọc, che chở", chàng trai ở trọ tại quận Cầu Giấy nêu lý do.

Kiếm tiền trước, kiếm bồ sau

Mỗi sáng đi làm trong chiếc áo sơ mi được là lượt phẳng phiu, Lê Anh Toán (Thanh Hoá) khiến nhiều thanh niên ghen tị vì có công việc ổn định ở tuổi 24. Thế nhưng ít ai biết dù đã đi làm mấy năm, đến nay chàng trai này vẫn chật vật với nỗi lo cơm áo gạo tiền.

"Đúng là ổn định vì công việc văn phòng 8 triệu/tháng chỉ ngồi yên một chỗ, không phải đi lại nhiều. Trông thì ổn nhưng với tôi đây chỉ gọi là có công ăn việc làm, xét về mức lương tôi còn chẳng bằng các sinh viên vừa ra trường làm freelancer (tự do)", Toán nói.

Chàng trai trẻ cho hay, mức lương cơ bản thậm chí không đủ để sinh hoạt hàng tháng. Riêng tiền thuê nhà đã chiếm gần nữa số đó, chưa kể ăn uống, hội họp rồi ma chay cưới hỏi.

Ban ngày làm việc ở cơ quan, tối về Toán chạy thêm xe ôm công nghệ, mỗi tháng thu thêm 2-3 triệu vừa đủ chi tiêu.

Toán không chỉ áp lực với nỗi lo kinh tế, cứ cuối tuần về quê Toán lại đau đầu vì chuyện gia đình giục yêu đương, lấy vợ, sinh con. 24 tuổi nhưng chưa có mối tình "vắt vai", Toán khiến bố mẹ lo lắng nhưng nguyên nhân sâu xa lại không ai hiểu thấu chàng trai trẻ.

genz-tu-choi-yeu-duong-dd-2-2893.png
Nhiều genZ muốn có người yêu nhưng không dám. (Ảnh minh họa)

"Nhìn bạn bè ngày lễ tết có người kề cạnh nắm tay, đi chơi em cũng thèm nhưng điều kiện kinh tế không cho phép", Toán hiểu khi đã yêu đương, không thể có chuyện "một túp lều tranh hai trái tim vàng", dù người bạn gái có giản dị và hiểu chuyện đến đâu thì người bạn trai cũng mong muốn dành những thứ tốt nhất cho người mình yêu.

Không thể mỗi lần gặp nhau cả hai chỉ ra công viên đi dạo, muốn ăn cùng nhau một bữa ở quán ăn vỉa hè cũng tốn 2-300.000 đồng. Toán kể thêm các khoản tình phí khác như xem phim, mua quà tặng các dịp kỷ niệm,... cộng tổng vào, số tiền này có thể lên tới vài triệu mỗi tháng.

Nghĩ đến việc không thể lo cho người mình yêu, Toán thấy tự ti, dù quá trình đi học đi làm cũng cảm mến vài người nhưng không dám tán tỉnh hay yêu đương ai.

Với Toán trước 30 tuổi là thời gian dành cho sự nghiệp và tích luỹ tài chính. "Thôi thì kiếm tiền trước, kiếm bồ sau, vài năm nữa kinh tế tốt hơn yêu đương cũng chưa muộn, chỉ sợ bố mẹ ở quê không chờ được", Toán chia sẻ.

Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân (Đại biểu Quốc hội khóa XV) nguyên nhân khiến người trẻ ngày nay không yêu đương, kết hôn do gặp khó khăn về tài chính, bận rộn công việc, muốn theo đuổi sự nghiệp,... Điều này dẫn đến xu hướng kết hôn muộn, thậm chí nhiều người lựa chọn cuộc sống độc thân.

GS Nhân khuyến cáo thực trạng nêu trên là một phần ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh con. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện là 1,96, ở mức thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm.

Theo Hiểu Lam (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giới trẻ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo qua các nền tảng như Vlog, TikTok, podcast... Không chỉ là trào lưu mạng xã hội, xu hướng này phản ánh cách giới trẻ tiếp cận công nghệ, thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng.

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên đột phá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, người trẻ đã tiên phong đột phá công nghệ để cùng đất nước vươn mình, phát triển.

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(GLO)- Ngày 31-5, tại Trường Liên cấp Sao Việt (TP. Pleiku), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Talkshow với chủ đề “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025.

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

(GLO)- Từ bỏ cơ hội có thu nhập cao và việc làm ổn định ở các thành phố lớn, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện đăng ký đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị cũng như ở địa phương nơi công tác.