Khi Hà Nội nhất quyết "đóng cửa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tân Sơn Nhất- Nội Bài là đường bay trục chính của mạng nội địa, từ đây, các chuyến bay nối chuyến đi quốc tế và các sân bay nội địa khác. Hà Nội “đóng cửa” thì các đường bay cũng coi như ngừng hết.

Hà Nội vẫn đang
Hà Nội vẫn đang "đóng cửa" với hàng không, đường sắt, xe khách liên tỉnh, và cả xe buýt. Ảnh: GT
Hà Nội đã bước sang tuần thứ 3 thực hiện chỉ thị 15, tuần thứ 3 bình thường mới. Nhưng vẫn đang đóng cửa hàng không, đóng cửa đường sắt, đóng cửa đối với vận tải hành khách liên tỉnh. Thậm chí ngay cả xe buýt- ngay cả vận tải nội vùng, cái mốc 1.10 cũng đã trôi qua và lãnh đạo sở GTVT Hà Nội thì vẫn lắc đầu.
Đang có những khác biệt trong sự lạc quan với tình hình dịch trên báo cáo và những chính sách áp dụng trong thực tế.
Sau những chiến dịch xét nghiệm, tiêm chủng thần tốc, tỉ lệ người trên 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi một đã đạt tới tỉ lệ 90%. Tình hình dịch bệnh được khẳng định là cơ bản được kiểm soát. Nhưng những “thành quả”, “thành tựu” ấy có ý nghĩa gì nếu Thủ đô tiếp tục đóng cửa trong một sự “cẩn trọng quá mức”.
Trên VTC, ĐBQH Phạm Văn Hòa vừa dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại kỳ họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 là từ 1.10 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách, thích ứng linh hoạt để khôi phục và phát triển kinh tế. Ông Hòa cho rằng: “Dừng bay thương mại quốc tế thì được, chứ dừng bay nội địa thì phải xem xét lại vì các chuyến bay nội địa đã có quy định cụ thể để kiểm tra hành khách ngay tại sân bay”.
Vẫn đề “sự cẩn trọng quá mức” rõ ràng đang ảnh hưởng không chỉ tới một địa phương. Bởi nếu địa phương nào cũng có “quy định riêng” thì làm sao chúng ta nói đến thích ứng linh hoạt trên phạm vi cả nước được.
Bởi nói từng bước khôi phục kinh tế mà địa phương chỗ mở nơi đóng thì khác gì dựng “hàng rào biên giới”, làm sao đảm bảo khôi phục chuỗi cung ứng, chuỗi tiêu thụ, chuỗi sản xuất được.
Xin mở ngoặc rằng chuỗi cung ứng đã thật sự đứt gãy trong đợt dịch vừa qua, chứ không chỉ còn là nguy cơ nữa. Và trong sự “đứt gãy” ấy, một đứt gãy rất quan trọng là nguồn lao động- do các quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương một khác.
Bộ Giao thông vận tải liên tục đặt vấn đề khôi phục vận tải, trong đó có hàng không, như một “vấn đề sống còn”.
Bộ Y tế cũng ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vaccine hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19. Trường hợp hành khách không thuộc 2 đối tượng này phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19... là có thể bay nội địa.
Vấn đề chỉ còn là việc Hà Nội - một đầu mối giao thông quan trọng, vẫn đang lắc đầu.
ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.