Khi Anh hùng Núp làm… thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Anh hùng Núp là một người Bahnar nổi tiếng, cả trong đời thực và văn học nghệ thuật. Ông từng là đại biểu Quốc hội, là một trong những cán bộ lãnh đạo uy tín của Gia Lai-Kon Tum. Ông được ví như cánh chim đầu đàn của núi rừng Tây Nguyên trong kháng chiến với bài hát “Ca ngợi Anh hùng Núp” của nhạc sĩ Trần Quý, là nguyên mẫu độc đáo trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, là nhân vật chính trong bộ phim nhựa cùng tên của đạo diễn Lê Đức Tiến... Nhưng có lẽ còn một điều chưa nhiều người biết: Ông đã từng làm thơ.
Chúng tôi tình cờ tìm thấy bài thơ này trong một lần đào xới tư liệu về Tây Nguyên. Bài thơ được in trong tập sách khổ nhỏ của nhiều tác giả có tiêu đề “Gửi Tây Nguyên”, do Nhà Xuất bản Dân tộc phát hành năm 1962. Bài thơ dường như được viết từ miền Bắc, trong thời kỳ Anh hùng Núp tập kết. Ra đời cách nay gần 60 năm, trong hoàn cảnh 2 miền Nam-Bắc còn chia cắt, đây đương nhiên là một lời “tố cáo Mỹ-Diệm” đồng thời kêu gọi đoàn kết, cùng nhau thống nhất đất nước. Đây cũng chính là chủ đề xuyên suốt và bao trùm nhiều chục năm của văn học nghệ thuật nước ta giai đoạn này: Địch dù luôn dùng nhiều thủ đoạn dã man, độc ác nhưng rồi sẽ thua; ta dù khó khăn, mất mát, đau thương nhưng nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.
Bất chấp sự gắn bó thiết thân như: “Chim Khơ-tia, chim Trao/Cành cây cùng chung đậu/Kinh Thượng một Tổ-quốc/Thượng Kinh một dòng sông/Kinh gánh muối lên rừng/Thượng gửi mây xuống biển”, Mỹ-Diệm không chỉ “gây chiến”, “lừa người Kinh” tức “bắt anh em lên núi” (xa đồng bằng thuận lợi lên rừng núi khó khăn, để hoạt động)… Chung quy, “bắt người Kinh khổ” đủ điều, bao gồm cả việc nhắc lại vụ đầu độc tù nhân cộng sản năm 1958 tại Nhà tù Phú Lợi. Đối với người Thượng thì sao? Mỹ-Diệm không chỉ “Cướp hoa mầu ngoài núi/Phá vườn chuối ngoài buôn/Phá nơi chôn mồ mả” mà còn cướp đất Tây Nguyên để “Làm nơi xây trại lính”. Tóm lại, cả người Kinh và người Thượng đều bị Mỹ-Diệm cướp bóc toàn diện, đẩy họ vào con đường cùng.
Bài thơ của Anh hùng Núp trong tập sách “Gửi Tây Nguyên”. Ảnh: N.Q.T
Bài thơ của Anh hùng Núp trong tập sách “Gửi Tây Nguyên”. Ảnh: N.Q.T
Nhưng đó là chuyện… xưa, đúng hơn là những việc đã qua. Tây Nguyên hôm nay (thời điểm bài thơ được sáng tác/công bố-1962) đã khác. Theo mạch hào sảng của bài thơ với chủ đề “đấu tranh thống nhất”, ngay từ tiêu đề tác phẩm, người viết đã khẳng định với Mỹ-Diệm, rằng Tây Nguyên “Ngày nay đã khác rồi”. Kết bài, thêm một lần nữa, người viết nhắc lại: “Ngày nay đã khác rồi…/Mỹ-Diệm có nghe không?”. 
Trong mọi cuộc chiến, tuyên truyền luôn chiếm một vai trò quan trọng. Có thể xem bài thơ trên là một hình thức tuyên truyền chính trị. Với tôi, dường như rất khó để bình luận về giá trị nghệ thuật của tác phẩm này (trừ việc có thể điều chỉnh ngay các từ chỉ chim vẹt, chim sáo là kơtia, chơrao thay vì in nhầm là khơ-tia, trao). Tuy thế, một cách giản dị, mọi người đều có thể nhận ra tư tưởng chủ đạo mà những con chữ, hình ảnh tập trung làm cho nổi bật trong tác phẩm thì rất rõ. Tất nhiên, vào những năm 60 của thế kỷ trước, nội dung đó càng trở nên hiệu quả hơn trong điều kiện truyền thông khan hiếm, nhất là khi ở cuối bài có tên tác giả là một nhân vật nổi tiếng: Anh hùng Núp.
Anh hùng Núp là “võ quan”. Trong hồ sơ cá nhân của ông chắc chắn không có bài thơ này. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, sẽ không ai đặt lại vấn đề rằng người anh hùng Bahnar khi xưa từng có sáng tác văn học hay không. Nhưng từ góc độ nghiên cứu, quả nhiên, bài thơ này phần nào gợi nhớ lại một thời kỳ “tất cả cho tiền tuyến”, trong đó bao gồm cả văn chương chính thống nước nhà.
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.