Khám phá khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lãnh đạo TP.HCM vừa có chuyến khảo sát tiềm năng du lịch đến các tỉnh Tây Nguyên (từ ngày 9 đến 12/6), bao gồm hoạt động tham quan Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, huyện Mang Yang, Gia Lai. Vậy tiềm năng du lịch của khu vực này thế nào?

 
Tháng 9/2021, cao nguyên Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Tháng 9/2021, cao nguyên Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng có diện tích 413.512ha, bao gồm toàn bộ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần của thị xã An Khê cùng 5 huyện Đăk Đoa, Mang Yang, K'bang, Chư Păh, Đăk Pơ. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng có diện tích 413.512ha, bao gồm toàn bộ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần của thị xã An Khê cùng 5 huyện Đăk Đoa, Mang Yang, K'bang, Chư Păh, Đăk Pơ. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Cả khu dự trữ sinh quyền được chia thành 3 khu chức năng gồm hai vùng lõi (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng), vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Ảnh: Lao động TV
Cả khu dự trữ sinh quyền được chia thành 3 khu chức năng gồm hai vùng lõi (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng), vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Ảnh: Lao động TV

Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá kim, rừng thưa thường xanh cây lá rộng, rừng thưa thường xanh lá kim, thảm cây bụi, trảng cỏ. Ảnh: Digialai
Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá kim, rừng thưa thường xanh cây lá rộng, rừng thưa thường xanh lá kim, thảm cây bụi, trảng cỏ. Ảnh: Digialai

Ngoài ra, nơi đây còn có các khu vực đất nông nghiệp, khu dân cư có tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Ngoài ra, nơi đây còn có các khu vực đất nông nghiệp, khu dân cư có tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật với hệ thống hồ, suối đa dạng. Khí hậu mát mẻ, ôn hòa được điều tiết bởi hệ động, thực vật phong phú. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật với hệ thống hồ, suối đa dạng. Khí hậu mát mẻ, ôn hòa được điều tiết bởi hệ động, thực vật phong phú. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng được đánh giá là tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên, có mức độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của một số loại sinh vật quý hiếm ở mức độ toàn cầu. Ảnh: Digialai
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng được đánh giá là tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên, có mức độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của một số loại sinh vật quý hiếm ở mức độ toàn cầu. Ảnh: Digialai

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc khu dự trữ là nơi cung cấp nguồn thực phẩm với các loại rau, lá thuốc quý, đồng thời cũng gắn bó thiêng liêng với người Ba Na bản địa. Vườn quốc gia này có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp, 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc khu dự trữ là nơi cung cấp nguồn thực phẩm với các loại rau, lá thuốc quý, đồng thời cũng gắn bó thiêng liêng với người Ba Na bản địa. Vườn quốc gia này có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp, 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng bao gồm 881 loài và dưới loài thuộc 547 chi, 162 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, nhiều loài được ghi vào Sách đỏ. Ảnh: Tổng cục Du lịch
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng bao gồm 881 loài và dưới loài thuộc 547 chi, 162 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, nhiều loài được ghi vào Sách đỏ. Ảnh: Tổng cục Du lịch

Sau chuyến khảo sát đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai ủng hộ việc phát triển được các tour du lịch vào rừng, khai thác hiệu quả tiềm năng thiên nhiên sẵn có, đồng thời lồng ghép, tăng nhận thức cho du khách về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Ảnh: Digialai
Sau chuyến khảo sát đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai ủng hộ việc phát triển được các tour du lịch vào rừng, khai thác hiệu quả tiềm năng thiên nhiên sẵn có, đồng thời lồng ghép, tăng nhận thức cho du khách về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Ảnh: Digialai
Theo Quỳnh Nga (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.