Khai mạc Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 10/3, Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025 - Vietnam Amazing Roast Master 2025 được khai mạc tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Ko Tam (TP. Buôn Ma Thuột) do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức.

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn; các đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị hữu quan; cùng các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành hàng cà phê.

cuocthi.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại buổi khai mạc.

Cuộc thi có sự tham gia của 36 thí sinh đến từ 13 tỉnh thành trong cả nước gồm: TP. Hồ Chí Minh (9 thí sinh); Hà Nội (4 thí sinh); Đà Nẵng (2 thí sinh); Đắk Lắk (10 thí sinh); Khánh Hòa (2 thí sinh); Gia Lai (2 thí sinh); các tỉnh Lâm Đồng, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Quảng Trị và Hải Dương mỗi tỉnh có 1 thí sinh dự thi.

2cuocthi.jpg
Các đại biểu tham dự buổi khai mạc.

Trong 4 ngày (từ ngày 10 – 13/3), các thí sinh tham gia cuộc thi trải qua các vòng thi, gồm: vòng sơ kết, thí sinh thực hiện bài thi rang mẫu thử nếm và đánh giá chất lượng mẫu nếm theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Cà phê Đặc sản (Specialty Coffee Association – SCA); 20 thí sinh có số điểm cao nhất được vào vòng chung kết.

Tại vòng thi này, thí sinh thực hiện bài thi rang thành phẩm cho pha Pour Over và pha phin theo phương pháp phối trộn tỷ lệ giữa cà phê Arabica và Robusta để cho ra sản phẩm tốt nhất.

Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025 thu hút đông đảo thí sinh, cộng đồng cà phê đến tham dự.

Cuộc thi sử dụng 6 thương hiệu máy rang cà phê Việt Nam gồm có: VNT Roaster; Sun Roaster, OPP Roaster; Mars Roaster; Mai Roaster và TTM Roaster. Ban giám khảo của cuộc thi năm nay quy tụ 10 chuyên gia cà phê trong nước và quốc tế.

4acf.jpg
Ban tổ chức kiểm tra máy rang trước khi cuộc thi bắt đầu.

Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025 có nhiều đổi mới như: quy mô lớn hơn; chấm điểm theo biểu mẫu mới dựa trên tiêu chuẩn của SCA và Viện Chất lượng cà phê quốc tế (CQI)… Qua đó để những thợ rang xay có cơ hội thể hiện tài năng của mình và tạo ra những sản phẩm cà phê chế biến sâu đạt chất lượng theo chuẩn quốc tế, tôn lên những hương vị đặc sắc của cà phê trong quá trình rang.

5acf.jpg
Thí sinh thực hiện bài thi rang.

Trong khuôn khổ Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột còn tổ chức thêm các hoạt động thiết thực như: Cuộc thi pha chế cà phê nghệ thuật 2025 dành cho những người yêu thích bộ môn pha cà phê nghệ thuật; Talkshow với chủ đề “Buôn Ma Thuột điểm đến của cà phê thế giới" với nhiều diễn giả uy tín, hứa hẹn là một không gian mở đầy cảm hứng, nơi các chuyên gia, doanh nghiệp và những người đam mê cà phê sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận về những vấn đề “nóng” của ngành cà phê đặc sản Việt Nam.

6afc.jpg
Thí sinh thực hiện đo màu sản phẩm sau khi rang.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: Cuộc thi Rang Cà phê Đặc sản Việt Nam năm 2025 là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Cuộc thi không chỉ nhằm tôn vinh nghệ thuật rang cà phê – một trong những công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng và hương vị của cà phê đặc sản, mà còn là cơ hội để các nghệ nhân, các chuyên gia, các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng chung tay nâng cao giá trị cà phê Việt Nam.

Theo Minh Thuận (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null