Đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được hình thành ở nhiều nơi trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. Trong đó, hai điểm nổi tiếng nhất là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Nhóm du khách nước ngoài có chuyến thăm ngôi đền Đa Hòa bên sông Hồng vào một sáng tháng 2. Nữ du khách Đức Nora Bruchertseifer cho biết, đây là lần đầu cô đến Việt Nam. "Không khí ở đền rất bình yên. Tôi rất thích các công trình tồn tại suốt cả trăm năm", Nora nói.
Theo truyền thuyết, đền Đa Hòa là nơi nàng công chúa Tiên Dung (con gái Vua Hùng thứ 18) đã gặp và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Trong tín ngưỡng Việt Nam, Đức thánh Chử Đồng Tử là một trong “Tứ bất tử”, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Đền được xem là nơi chiêm bái quan trọng của người dân trong vùng và du khách thập phương.
Sidharth Sircar (phải), quốc tịch Ấn Độ, cho biết, anh mê chụp ảnh trong không gian yên tĩnh của ngôi đền. "Tôi không nghĩ công trình làm bằng gỗ và có thể tồn tại lâu đến như thế", Sidharth bày tỏ.
Đây cũng là lần đầu tiên Eileen Wingaard Sjoqvist, người Na Uy, ghé thăm Việt Nam. Nữ du khách đã học cách thắp nhang của người Việt. "Lúc nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tâm hồn bình yên. Tôi cầu mong sức khỏe luôn tốt", Eileen nói.
Đền Đa Hòa được Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh dựng lại trên nền một ngôi đền cổ vào năm 1894. Khuôn viên rộng và thoáng, có cảnh quan hữu tình, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên.
Tổng thể kiến trúc gồm 18 công trình lớn nhỏ, mái lợp ngói với đầu đao được vát cong tựa như những mũi thuyền, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.
Ngọ môn gồm 3 cửa: cửa chính là tòa nhà ba gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ); hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến tòa Ðại tế, Thiêu hương, cung Ðệ nhị, cung Ðệ tam và Hậu cung.
Bên trong đền, các cột hoặc cửa đều được chạm khắc hình chim phượng, hoa lá...
Trong đền Ða Hòa còn bảo tồn được nhiều di vật quý, đặc biệt là hai chiếc bình Bách Thọ. Trên chiếc bình bằng gốm khắc một trăm chữ "thọ" với các cách viết khác nhau.
Đền Đa Hòa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1962.
Khu di tích cách trung tâm Hà Nội khoảng 28 km về hướng nam. Từ phố cổ, bạn đi qua cầu Chương Dương, rồi rẽ phải theo tỉnh lộ 195 dọc sông Hồng, đến trung tâm xã Bình Minh, rẽ phải ra bờ sông là tới nơi.
Chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 11/1, tại The Cliff Resort & Residencses (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội Bánh chưng lần thứ 10 năm 2023 dành cho khách du lịch đang lưu trú và nghỉ dưỡng tại The Cliff Resort và thành phố Phan Thiết.
TP. Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều nhà hàng 4-5 sao, đồng thời đã quy hoạch 22 tuyến phố ẩm thực, đây là động lực phát triển, phục vụ đa dạng ẩm thực từ trung đến cao cấp cho đối tượng là khách quốc tế.
Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.
Năm 2023, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách quốc tế; khách nội ước đạt 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng.
Giám đốc điều hành Alapati Krishna Mohan của Công ty lữ hành phương Nam đã chia sẻ danh sách các điểm đến trên thế giới nên đi trong năm 2023, trong đó đứng đầu danh sách này là Việt Nam.
Ngay từ kỳ nghỉ đầu tiên của 2023, nhiều địa phương trên cả nước tấp nập đón khách quốc tế, với hàng loạt sự kiện đánh dấu một năm khởi sắc khi du lịch toàn cầu đang hồi phục.
5 tuyến du lịch tại các quận, huyện Hà Nội sẽ được kết hợp với các tỉnh, địa phương để xây dựng nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.
Các đề xuất khôi phục thị trường, đường bay; tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… sẽ được thảo luận tại hội nghị “Giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc sáng 9.1.
Hàng triệu khách Trung Quốc xuất ngoại từ 8.1, dấy lên hy vọng hồi phục cho ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam được dự đoán là một trong những điểm đến hưởng lợi.
Với mong muốn kích cầu du lịch trên địa bàn từ nay đến Tết Quý Mão 2023, TPHCM xây dựng nhiều chiến lược bao gồm các chương trình, sự kiện đặc biệt nhằm thu hút du khách ghé thăm và trải nghiệm.
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tín hiệu khả quan, trong đó chủ yếu là khách mang quốc tịch Hàn Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha và đã bắt đầu có khách từ thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu.
Sự trở lại của khách Trung Quốc được kỳ vọng giúp ổn định dòng khách quốc tế đến Việt Nam, song song với loạt nỗ lực trong nước nhằm phục hồi ngành công nghiệp không khói này cho năm Quý Mão.
Ngay sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách chống dịch, nhiều đơn vị lữ hành, các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch đón khách Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách đi Trung Quốc du lịch.
Mới đây, tờ Wanderlust (Anh) vừa đưa ra danh sách gợi ý những điểm đến thú vị nhất thế giới cho chuyến đi mới (top new trips) của du khách năm 2023, trong đó có Việt Nam.
Sau dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang trên đà phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2023, Kon Tum dự kiến đón hơn 1,3 triệu du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa, hòa mình với thiên nhiên.
Diễn ra từ ngày 26-31/12, Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen năm 2022 gồm nhiều hoạt động như triển lãm văn hóa truyền thống Tây Nguyên; diễn tấu văn hóa Cồng chiêng-xoang, các nhạc cụ truyền thống...
Khán giả thật sự mãn nhãn, hòa mình vào không khí náo nhiệt của âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu đường phố với những tiết mục đặc sắc của các vũ công quốc tế kết hợp cùng nghệ thuật xiếc của Việt Nam.