"Khắc tinh" của tội phạm ma túy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 17 năm gắn bó trên tuyến đầu của mặt trận đấu tranh phòng-chống ma túy, Thượng tá Trịnh Quang Thiệp-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy (Công an tỉnh Gia Lai) luôn bản lĩnh, kiên cường, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức. Vừa qua, Thượng tá Thiệp được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 


Năm 1994, vừa kết thúc chương trình phổ thông, anh Thiệp khăn gói lên đường vào Gia Lai và đăng ký tham gia chiến sĩ nghĩa vụ Công an. Khi đang là chiến sĩ nghĩa vụ, anh tập trung đèn sách để thi đậu vào Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2. Đến năm 1998, sau khi ra trường, anh về công tác tại Công an tỉnh Gia Lai và phụ trách mảng truy bắt tội phạm truy nã. Người cán bộ trẻ rong ruổi trên khắp mọi miền Tổ quốc lần theo dấu chân những tên tội phạm bỏ trốn để bắt về xử lý. Với khả năng của mình, anh cùng đồng đội đã buộc hàng trăm đối tượng truy nã phải sa lưới pháp luật. Với những thành tích nổi bật, năm 2001, anh được lựa chọn là 10 thanh niên tiêu biểu toàn quốc và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Thượng tá Trịnh Quang Thiệp (thứ 3 từ phải sang) cùng lãnh đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy nhận khen thưởng của Giám đốc Công an tỉnh sau khi phá chuyên án ma túy lớn (ảnh chụp tháng 1-2021). Ảnh: Lê Gia
Thượng tá Trịnh Quang Thiệp (thứ 3 từ phải sang) cùng lãnh đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy nhận khen thưởng của Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai sau khi phá chuyên án ma túy lớn (ảnh chụp tháng 1-2021). Ảnh: Lê Gia

Thượng tá Nguyễn Lộc Oanh-Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy: “Đồng chí Trịnh Quang Thiệp luôn tâm huyết, gương mẫu và đặc biệt sâu sát với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị vì đã có nhiều năm gắn bó với mặt trận phòng-chống ma túỵ Từ khi còn là cán bộ cho đến lãnh đạo, đồng chí luôn mưu trí, dũng cảm đấu tranh với tội phạm. Các vụ án do anh chỉ huy đều đảm bảo an toàn, hiệu quả khiến tội phạm ma túy phải sa lưới pháp luật. 9 năm liền, đồng chí đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua của Công an tỉnh”. 

Sau đó, anh chuyển sang làm công tác điều tra các vụ án nghiêm trọng như: cướp tài sản, giết ngườị.. Anh thường được lãnh đạo tin tưởng trao trọng trách điều tra các vụ án tại những vùng xa xôi hẻo lánh như: Krông Pa, Chư Prông, Ia Pa… Nhiều vụ án anh cùng đồng đội đã phải lội bộ trong rừng nhiều ngày, dầm mưa dãi nắng để đến hiện trường và truy vết đối tượng. Khó khăn, thách thức luôn là điều thôi thúc anh phải nhanh chóng khám phá vụ án. “Dù ở nhiệm vụ nào, người Công an cũng nên đặt mục tiêu phục vụ Nhân dân lên hàng đầụ Phải như vậy thì người dân mới tin yêu và sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ lực lượng Công an trong thi hành nhiệm vụ. Hầu hết các vụ án được khám phá đều có dấu ấn từ những thông tin do người dân cung cấp. Nếu không tận dụng được lòng dân thì khó đạt được hiệu quả trong công tác”-Thượng tá Thiệp chia sẻ.

Từ năm 2004, anh chuyển đến công tác tại Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Ma túy. 17 năm qua, anh tiếp xúc với rất nhiều mảnh đời, những gia đình có người vướng vào lao lý vì liên quan đến ma túỵ Ma túy đã khiến cho bao gia đình tan cửa nát nhà, hủy hoại tương lai của nhiều con ngườị Do đó, anh luôn trăn trở tìm mọi cách, làm hết sức mình để ngăn chặn “cái chết trắng”.

Vốn nhiều năm là trinh sát, anh đã phải “đóng” khá nhiều vai để thâm nhập, bắt giữ các đối tượng từ xe thồ, thợ điện cho đến… con nghiện. Năm 2015, anh cùng 2 cán bộ khác tiếp cận, khống chế 1 đối tượng buôn ma túy nguy hiểm bị nhiễm HIV. Bị bắt bất ngờ, đối tượng vùng vẫy cào cấu, cắn để mong thoát thân nhưng bất thành. Sau đó, anh cùng đồng đội phải điều trị phơi nhiễm HIV vì những vết thương do y gây rạ Thượng tá Thiệp cho hay: “Tội phạm ma túy luôn rất tinh vi, manh động và thường cất giữ “hàng nóng” để sẵn sàng chống trả. Do đó, mỗi khi phá án, chúng tôi luôn đặt yếu tố an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người dân lên hàng đầu”.

Đặc biệt, khi các đối tượng chuyển dần sang xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp, tội phạm thường chỉ hoạt động vào ban đêm. Do đó, anh cùng đồng đội phải “đánh án” thâu đêm suốt sáng, thầm lặng làm nhiệm vụ khi vợ con đang say giấc ngủ. Với vai trò của một lãnh đạo, Thượng tá Thiệp đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên, đồng thời dựa trên ý kiến của tập thể, tận dụng từng sáng kiến của mỗi cán bộ, chiến sĩ để chọn phương án tối ưu nhất nhằm phá án thành công. “Gia Lai chưa phải là điểm nóng của ma túy so với cả nước, nhưng tình hình đã và sẽ tương đối phức tạp khi người sử dụng đang trẻ hóa cũng như sử dụng ma túy tổng hợp cực kỳ nguy hiểm. Noi gương Bác, chúng tôi phải học, học nữa, học mãi để cập nhật thông tin, tìm ra phương án tối ưu nhất nhằm đấu tranh ngăn chặn các phương thức, thủ đoạn và không bị “tụt hậu” với tội phạm. Chúng tôi mong cả xã hội vào cuộc mạnh mẽ hơn trong công tác phòng-chống mới triệt để đẩy lùi ma túy một cách hiệu quả”-Thượng tá Thiệp trải lòng.

 

LÊ GIA

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).