Ia Pa: Kiểm điểm trách nhiệm việc để gần 80.000 cây xanh bị chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chủ tịch UBND huyện Ia Pa Nguyễn Thế Hùng vừa yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức kiểm điểm về việc trồng cây phân tán năm 2017 và 2018 có tỷ lệ chết cao, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Theo Kết luận thanh tra số 05/KL-UBND, ngày 4-11 của UBND huyện Ia Pa: Năm 2017, huyện cấp ngân sách 144 triệu đồng để mua trồng 56.000 cây xanh (keo lai, bạch đàn, xà cừ, sao đen, bằng lăng, huỳnh đàn). Tương tự, năm 2018, huyện tiếp tục cấp 428 triệu đồng để mua trồng 74.000 cây. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện được giao nhiệm vụ tham mưu dự toán mua cây giống, tổ chức lựa chọn nhà thầu cung ứng.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, trong 56.000 cây được trồng năm 2017 đã bị chết đến 41.336 cây, tỷ lệ cây chết chiếm 73,8%. Năm 2018, tổng số cây trồng là 74.000, để chết là 37.603 cây, tỷ lệ cây chết chiếm 50,8%. Theo đánh giá, nguyên nhân cây chết là do thời tiết khô hạn, cây không có hàng rào bảo vệ, gia súc giẫm đạp; một số loại cây giống chiều cao thấp chỉ thích nghi với việc trồng rừng, không thích nghi với việc trồng cây phân tán; công tác cấp cây giống chưa đảm bảo.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.