Huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mặc dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân thôn Tươh Klah (xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) vẫn tự nguyện đóng góp công sức, tiền của để làm đường giao thông nông thôn, mang lại diện mạo mới cho quê hương.

Dẫn chúng tôi tham quan những tuyến đường mới được bê tông hóa sạch đẹp, ông Ksor Dăm An-Trưởng thôn Tươh Klah, cho biết: “Việc làm đường giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển nông sản, qua đó nâng cao đời sống. Vì vậy, thôn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp công sức, vật chất để làm đường giao thông nông thôn”.

 

Người dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: T.T.K
Người dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: T.T.K

Nhận thức được mục đích và ý nghĩa của việc này, dù cuộc sống còn khó khăn nhưng người dân thôn Tươh Klah vẫn rất tích cực tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền bạc, công sức để làm đường. Để tạo thuận lợi cho các hộ khó khăn, thôn đã huy động đóng góp theo 2 đợt và chia làm nhiều mức khác nhau: hộ khá đóng 3-4 triệu đồng, hộ trung bình 2  triệu đồng, hộ nghèo 500 ngàn đồng. Từ đầu năm 2017 đến nay, thôn đã vận động đóng góp được 350 triệu đồng và gần 600 ngày công. Ngoài ra, hàng chục hộ dân trong thôn đã tự nguyện hiến trên 150 m2 đất, tháo dỡ bờ rào, giải phóng mặt bằng. Nhờ đó, việc làm đường diễn ra rất thuận lợi. Đến đầu năm 2018, thôn Tươh Klah đã hoàn thành hơn 800 m đường bê tông nông thôn với chiều rộng mặt đường là 3 m, tổng kinh phí mua vật liệu là 340 triệu đồng. Từ nay đến cuối năm, thôn dự tính tiếp tục đầu tư làm mới 300-400 m đường giao thông nông thôn.

Để đạt được kết quả ấn tượng trên có sự nỗ lực rất lớn của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong thôn. Thời gian đầu, công tác vận động của thôn gặp không ít khó khăn vì bà con lo ngại làm đường sẽ ảnh hưởng đến diện tích cây trồng, vật kiến trúc trên đất của họ. Tuy nhiên, sau quá trình tuyên truyền, vận động, người dân đã hiểu rõ lợi ích từ việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn và nhất trí cao với chủ trương này.

Gia đình anh Hlơi-một trong những hộ đi đầu tự nguyện hiến đất và ngày công để làm đường ở thôn Tươh Klah, chia sẻ: “Gia đình tôi tự nguyện tháo dỡ gần 15 m bờ rào. Tuy mất ít đất nhưng đổi lại, cả thôn có được con đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ. Vì vậy, ai cũng vui và ủng hộ việc làm của gia đình tôi”.

Còn chị Đinh Ner-một người dân làng Tươh Klah, phấn khởi cho biết: “Trước đây, đoạn đường này là đường đất, mưa thì lầy lội đi lại rất khó khăn, nắng thì bụi bẩn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân. Nay có đường bê tông kiên cố, sạch sẽ, mọi người vui lắm. Chắc chắn năm nay, bà con trong thôn sẽ có một cái Tết vui hơn”.

Thôn Tươh Klah hiện có 208 hộ với 960 nhân khẩu, trong đó có gần 97% là đồng bào dân tộc Bahnar. Năm 2017, thôn được công nhận danh hiệu văn hóa. Người dân trong thôn luôn chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, các hủ tục, tệ nạn xã hội cũng từng bước được xóa bỏ; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; người dân biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Thôn Tươh Klah đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của xã Glar, tạo động lực giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Trần Trung Kỳ

Có thể bạn quan tâm

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

(GLO)- Nhiều người dân hàng ngày đi qua cầu treo nối thôn 4 (xã Biển Hồ) và tổ 9 phường Yên Thế (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cảm thấy bất an vì nhiều ốc vít lỏng lẻo, thậm chí có vài điểm nối thành cầu mất luôn cả ốc vít khiến cầu rung lắc rất mạnh mỗi khi có phương tiện đi qua.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Sau một loạt đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế.

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 531/GPMT-UBND về việc cấp phép môi trường cho Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai (tại 238 Lê Duẩn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.