Hương vị quê hương: Mắm cá quê nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quê tôi ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, bóng tà dương gác non đoài tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo. Miền quê nằm bên biển rộng, lắm sông dài, cá tôm phong phú.
Món cá chuồn muối đậm đà.
Món cá chuồn muối đậm đà.
Hai cảng cá Sa Huỳnh và Mỹ Á rộn ràng tiếng nói cười ngã giá khi thuyền về bến cá đầy khoang. Nơi đây có đồng ruộng hàng trăm héc ta làm ra những hạt "muối Sa Huỳnh mặn mà tha thiết".
Thuở giao thương chưa phát triển, hải sản đánh bắt từ biển được đưa đến những phiên chợ quê. Cá ăn không hết được cư dân trong vùng phơi khô, muối mắm dành cho những ngày biển dậy sóng, thuyền ngại ra khơi. Giữa chợ nhộn nhịp, ngoại chọn mua những con cá nục tươi rói, lớn chừng ngón chân cái vừa được rửa sạch qua nước biển. Cá mang về trộn với muối theo tỷ lệ "ba cá, một muối" rồi cho vào lu sành đậy kín nắp. Hơn 6 tháng trong lu, thịt cá chín tỏa hương thơm nồng khi mở nắp. Ngoại dùng chiếc vỉ đan bằng nan tre và viên đá nặng rửa sạch, chặn bên trên cá muối.
Sau vài ngày, trên những lớp cá và muối là nước mắm trong màu hổ phách. Nhẹ nhàng dùng muỗng múc mắm ra chén pha với chanh, đường, ớt và tỏi băm nhỏ là có món nước chấm tuyệt hảo. Đến bữa, ngoại gắp vài con cá nục muối cho vào tô và rắc thêm ít tiêu xay nhuyễn. Tiếp đến, đặt tô vào nồi cơm vừa cạn nước rồi đậy kín nắp. Hơi nóng trong nồi khiến thịt cá mềm mại. Hương mắm thơm phức khi mở nắp nồi. Cá muối mặn mòi, vị ngọt hậu cho cơm gạo thêm dẻo thơm, ngọt lành. Vị cay của tiêu làm nóng ấm cơ thể, vơi đi giá lạnh ngày đông.
Thuở trước, phụ nữ miền biển muối mắm rồi gánh rong ruổi trên khắp nẻo đường quê đổi lúa hay khoai lang xắt mỏng phơi khô. Hai thùng mắm cùng quang gánh kĩu kịt trên vai theo nhịp bước. Tiếng rao lảnh lót: "Ai đổi mắm không...?". Con trẻ chạy ra gọi người gánh mắm vào nhà. Thùng mắm qua tay vào lu sành, vài thùng lúa hay khoai lang khô trao lại nên gánh không hết đành gửi gia chủ để hôm khác đến lấy.
Lắm lúc đường xa, người đổi mắm nghỉ qua đêm tại nhà của một gia đình hiếu khách. Dần dà, tình cảm của họ thêm gắn bó, là sợi dây kết nối tình cảm giữa đôi miền xuôi - ngược. Có lẽ vì thế nên mắm thêm mặn mà, khoai lang thêm ngọt ngào và lúa gạo dẻo thơm hơn.
Giờ ngoại tôi đã về với tổ tiên. Đường quê vắng bóng những người phụ nữ gánh mắm đổi lúa hay khoai lang khô như thuở trước. Nhưng may mắn là cá muối vẫn còn hiện diện ở chợ quê. Bữa cơm vẫn còn hương vị đậm đà, gợi nhớ ngày xa.
Trang Thy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...