Hội Cựu chiến binh với phong trào "Hai xóa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiệu quả từ phong trào “Hai xóa”-xóa nghèo và xóa nhà dột nát-trong năm vừa qua đã góp phần giúp cho hàng trăm hội viên cựu chiến binh thoát nghèo, 88 hộ cựu chiến binh được ở trong những ngôi nhà xây kiên cố và hàng ngàn lượt hội viên có việc làm ổn định…

 Trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây hồ tiêu. Ảnh: Anh Huy
Trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây hồ tiêu. Ảnh: Anh Huy

Điểm nổi bật trong phong trào “Hai xóa” năm 2015 là việc hỗ trợ xóa nhà dột nát cho hội viên nghèo, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số. Theo ông Hoàng Xuân Khoát-Trưởng ban Kinh tế, Hội Cựu chiến binh tỉnh: “Chỉ tiêu của Hội trong năm 2015 là phấn đấu xóa 75 nhà dột nát cho hội viên nghèo. Tuy nhiên, bằng các nguồn vốn, các cấp Hội đã xóa được 88 nhà với tổng trị giá trên 1,6 tỷ đồng”. Trong đó, số tiền do hội viên đóng góp đã hỗ trợ xóa được 63 nhà (bình quân 10 triệu đồng/nhà). Ngoài nguồn đóng góp trên, các cấp Hội còn chủ động liên hệ, tìm nhiều nguồn khác nhau với mong muốn sẽ có thêm nhiều hội viên thoát khỏi cuộc sống tạm bợ trong những ngôi nhà dột nát. Cụ thể, Hội đã liên hệ với Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và được hỗ trợ làm mới 10 căn nhà (50 triệu đồng/căn); phối hợp với Quỹ An sinh xã hội tỉnh hỗ trợ xóa 7 nhà (45 triệu đồng/nhà)… Riêng các Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất-kinh doanh giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố cũng đã vận động hội viên đóng góp được 100 triệu đồng, hỗ trợ cho 13 hội viên với mức bình quân 8 triệu đồng/nhà... Không chỉ đóng góp tiền của, nhiều hội viên ở các chi, tổ hội còn nhiệt tình góp công, góp sức để giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng công trình. Theo thống kê của Hội Cựu chiến binh tỉnh, để xây dựng 88 ngôi nhà “Nghĩa tình đồng đội”, hội viên đã đóng góp 2.640 ngày công lao động, trị giá thành tiền lên đến 528 triệu đồng.

Song song với xóa nhà dột nát, các cấp Hội cũng đặc biệt chú trọng đến công tác xóa nghèo bền vững trong hội viên. Hàng năm, các cấp Hội đều tổ chức rà soát, thống kê số hộ nghèo và phân loại đối tượng nghèo để có kế hoạch, hình thức giúp đỡ phù hợp. Mặt khác, các cấp Hội luôn bám sát các chương trình kinh tế ở địa phương để vận động cán bộ, hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa ngành nghề; giúp hội viên tiếp cận gần hơn với các nguồn vốn vay cũng như khoa học kỹ thuật…

Trong vai trò “cầu nối”, năm 2015, các cấp Hội Cựu chiến binh đã giúp 20.815 hội viên được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền trên 465 tỷ đồng, thông qua 566 tổ tiết kiệm-vay vốn. Chưa hết, nguồn quỹ nội bộ với số tiền gần 17 tỷ đồng được xây dựng từ các cơ sở Hội, chi hội cũng đã kịp thời giải quyết cho nhiều hội viên vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất đã phần nào giúp hội viên yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Đây được xem là hai nguồn vốn mang tính chất “đòn bẩy”, giúp cho hàng ngàn hội viên và con em hội viên có việc làm ổn định, tạo động lực thúc đẩy hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Ngoài ra, cũng trong năm 2015, các cấp Hội còn vận động hội viên đóng góp 800 triệu đồng để mua 62 con bò cái giao cho 62 hộ nghèo nuôi cải thiện cuộc sống và tiếp tục duy trì 15 “kho thóc cựu chiến binh” với khoảng 17 tấn thóc, giúp hội viên và nhân dân địa phương lúc giáp hạt. Ông Vũ Ngọc Luyện-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, cho biết:  Với nhiều biện pháp tích cực, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo qua từng năm. Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên chiếm 7,6% thì đến cuối năm 2015 còn 6,2% và hộ cận nghèo là 5,1%. Năm 2016, Hội tiếp tục phấn đấu giảm từ 2% hộ cựu chiến binh nghèo trở lên; đối với các huyện nghèo tỷ lệ hộ cựu chiến binh nghèo giảm 4% trở lên; đồng thời tập trung hỗ trợ, xây dựng mới 30 nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho hội viên nghèo… 

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm