Học trò mồ côi nỗ lực vượt lên số phận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không như các bạn cùng trang lứa, ngay từ nhỏ các em đã phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống khi không còn những người thân yêu nhất bên cạnh. Và chuyện đậu đại học đối với các em là cả một quyết tâm bền bỉ. Có thể gọi đó là nỗ lực vượt lên số phận.  

Tuổi thơ cơ cực

Ghi nhận những thành tích học tập vượt trội của các em hiện đang được nuôi dưỡng trong cơ sở của mình, Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh vừa tổ chức tuyên dương các em mồ côi đậu đại học. Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại có chung quyết tâm lấy con đường học tập để lập thân lập nghiệp. Nhìn các em cao lớn, gương mặt sáng láng, ít ai biết rằng các em đã có một tuổi thơ đầy cơ cực, đói nghèo và bất hạnh. 

 

Các em Khó, Tú, H’Triu (từ phải sang) nhiều năm nỗ lực vượt lên số phận học tập tốt, trúng tuyển vào đại học. Ảnh: Đ.Y
Các em Khó, Tú, H’Triu (từ phải sang) nhiều năm nỗ lực vượt lên số phận học tập tốt, trúng tuyển vào đại học. Ảnh: Đ.Y

Mẹ mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời khi Nguyễn Hoàng Khả Tú (SN 1999) mới học lớp 5. Sau khi mẹ mất, Tú cùng anh trai ở với bố. Những ngày ở bên người bố sáng xỉn chiều say đến giờ em vẫn không thể nào quên. Ngày nào bố cũng say xỉn, đánh đập anh em Tú. Những trận đòn roi đã khiến anh trai của Tú phải nghỉ học, trốn lên tận Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh để chạy bàn cà phê cho một người quen, còn Tú thì được người dân gọi điện đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh nhờ hỗ trợ giúp đỡ. Từ đó, Tú mới thoát khỏi những trận đòn vô cớ của người cha tàn nhẫn và tiếp tục được cắp sách đến trường.

Còn hoàn cảnh của em Kpă Khó và Kpă H’Triu tuy sống khác làng nhưng cùng xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) lại có chung một tuổi thơ gian truân, đói nghèo. Mẹ mất do mắc bệnh hiểm nghèo, Kpă Khó ở với bố cùng với 6 anh chị em ruột trong căn nhà tuềnh toàng. Được một thời gian ngắn, bố lấy vợ khác ở làng bên rồi bỏ rơi 7 anh em Khó. Các anh chị em tự nuôi nhau, những người lớn nhất dần dần cũng xây dựng gia đình rồi ra ở riêng, còn mình Khó bơ vơ trước cuộc đời. Khó vẫn còn nhớ như in những buổi chiều đói rã rời đợi các anh chị đi làm về xin cơm ăn. Nhưng vì cuộc sống của anh chị cũng túng thiếu nên để có được những bữa cơm no, Khó phải đi chăn bò thuê cho một gia đình khá giả trong làng. Khi ấy, Khó mới học lớp 5. Được người chủ bò cho những bữa cơm no nhưng Khó vẫn không vui vì không được cắp sách đến trường. Hiểu được nỗi khát khao được đi học của Khó, người chủ tốt bụng đã tìm hiểu và xin chính quyền xã làm đơn gửi Khó lên Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh.

Hoàn cảnh của em Kpă H’Triu cũng rất đáng thương. Mẹ Triu mất ngay khi em chào đời, sau đó ít năm bố lấy vợ khác. 3 chị em Triu ở với ông, bà ngoại nhưng do tuổi cao sức yếu, đến năm học hết lớp 8, ông bà ngoại xin cho Triu vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh.

Nỗ lực vươn lên

Vào Trung tâm, Kpă Khó tiếp tục được học lớp 6. Trong suốt những năm học THCS và THPT, Khó luôn là niềm tự hào của các em nhỏ mồ côi ở Trung tâm, bởi năm học nào Khó cũng đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, Kpă Khó được 24,5 điểm, trúng tuyển vào ngành Công tác Xã hội (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh). Cậu tân sinh viên cho biết, em sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để sau này ra trường làm nghề công tác xã hội, giúp đỡ những mảnh đời lang thang cơ nhỡ, nghèo khó. “Vì tuổi thơ của em cơm không có ăn, em nghĩ phải học thật giỏi để sau này có một công việc ổn định, cuộc sống sẽ hết khó khăn. Để có được kết quả học tập đó, kinh nghiệm của em là những giờ học trên lớp, em luôn chăm chú nghe thầy, cô giảng bài. Tiền ăn sáng em tiết kiệm mua sách tham khảo để đọc thêm. Những bài tập khó, không làm được em hỏi bạn ngồi cạnh học giỏi hơn em. Các bài học em đọc hiểu chứ không học vẹt nên nhớ rất lâu”-Khó chia sẻ.

 

“Tính đến nay, Trung tâm đã có 13 em đậu đại học, cao đẳng. Các em mồ côi học đại học, cao đẳng-theo Nghị định 136 của Chính phủ-sẽ được miễn học phí nhưng do nhiều trường chưa nắm Nghị định, một số sinh viên ở Trung tâm vẫn phải đóng học phí. Các cháu nhiều lần kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường nhưng trường chưa giải quyết. Đây là một vấn đề khó, Trung tâm chưa biết giải quyết thế nào. Trung tâm kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ thêm để các cháu mồ côi có điều kiện học tập tốt  hơn trong những năm học đại học”-bà Nông Thị Châm-Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh.

Còn Kpă H’Triu vào Trung tâm tiếp tục học lớp 9 nhưng do trường học mới, cuộc sống mới ở Trung tâm với bao bỡ ngỡ, phải mất học kỳ đầu cô gái nhỏ mới làm quen và theo được kịp các bạn. Triu đón nhận niềm vui chung với bạn bè cùng trang lứa trong kỳ thi đại học vừa qua khi thi đậu vào ngành Công tác Xã hội (Đại học Đà Lạt) với tổng điểm 16,5. Ngô Hoàng Khả Tú cũng trúng tuyển ngành Tâm lý Giáo dục (Đại học Quy Nhơn), với số điểm 18. Tú chia sẻ, sau 4 năm học ra trường, em sẽ mở một công ty chuyên về tư vấn cho những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống. “Vì tuổi thơ của em phải nếm trải những tháng ngày đau khổ, em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ vượt lên nỗi đau để tìm hy vọng mới cho cuộc sống”-Tú tâm sự.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đoàn-Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương cầu thủ Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên

Tỉnh Đoàn-Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương cầu thủ Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên

(GLO)- Chiều 18-1, anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai đã gặp mặt, tuyên dương và tặng bằng khen cho 2 cầu thủ: Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên có nhiều đóng góp vào chức vô địch ASEAN Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam.

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

(GLO)- Ngày 18-1, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku phối hợp với Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Trường Đại học Việt Đức tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” và chương trình “Xuân yêu thương-Tết đong đầy” tại làng Têng 2 (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 18-1, hơn 150 đoàn viên, thanh niên đến từ các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp cùng các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã ra quân dọn vệ sinh tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Lô Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Thiên Ngân với hai hành trình khác nhau, nhưng cùng chung một điểm chạm đó là đang sống trọn vẹn với đam mê. Ngọc Thúy - nghệ sĩ xiếc người Nùng, đã hy sinh tuổi trẻ, vượt qua chấn thương để theo đuổi những màn biểu diễn ngoạn mục.

Nguyễn Trọng Hoàng và gia đình trong ngày tốt nghiệp đại học (ảnh nhân vật cung cấp).

Nguyễn Trọng Hoàng: Chàng trai phố núi đa tài

(GLO)- Với thành tích học tập đáng nể, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), chàng trai phố núi Nguyễn Trọng Hoàng nhận được học bổng chương trình thạc sĩ của Memorial University of Newfoundland (Canada). Hoàng còn là tay vợt cừ khôi của làng banh nỉ.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.