Học sinh nông thôn rẽ lối theo nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, nhiều học sinh ở nông thôn đã chọn học nghề thay vì vào các trường cao đẳng, đại học. Điều này cho thấy sự thay đổi trong quan niệm của các em về lựa chọn hướng đi tương lai.

Đa dạng hình thức tư vấn, hướng nghiệp

Theo Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai, mỗi năm, nhà trường tuyển sinh khoảng 200-250 học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề tại trường. Để đạt được kết quả này, nhà trường thành lập Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) để tư vấn, hướng nghiệp bằng nhiều hình thức.

Nhiều học sinh dân tộc thiểu số rất hứng thú trong giờ thực hành Công nghệ Hàn Plasma ở Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Đinh Yến ảnh 1

Nhiều học sinh dân tộc thiểu số rất hứng thú trong giờ thực hành Công nghệ Hàn Plasma ở Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Đinh Yến

Cụ thể, Trung tâm thành lập 2 bộ phận tư vấn trực tiếp và gián tiếp. Đối với hoạt động tư vấn trực tiếp, Trung tâm phân công cán bộ phối hợp với các trường học và thôn, làng để tư vấn. Tại các trường học, cán bộ tư vấn phối hợp với ban giám hiệu nhà trường lồng ghép tuyên truyền, tư vấn tại các buổi chào cờ, sinh hoạt cuối tuần.

Còn tại các thôn, làng, cán bộ tư vấn phối hợp với các hội, đoàn thể vận động thanh niên trong độ tuổi lao động đăng ký tham gia học nghề. Cùng với đó, đơn vị cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tham gia tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên tại các phiên giao dịch việc làm lưu động. Đối với hoạt động tư vấn gián tiếp, Trung tâm đẩy mạnh tuyên truyền qua website, mạng xã hội Zalo, Facebook…

“Nhà trường có gần 7.000 HSSV theo học, trong đó, 70% là người dân tộc thiểu số. Đối với con em dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách, nhà trường miễn học phí theo quy định, đồng thời có ký túc xá cho đối tượng HSSV này”-ông Bùi Đức Dũng-Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ HSSV (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho hay.

Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Gia Lai có 457 sinh viên theo học 6 ngành nghề gồm: Lâm sinh, Quản lý đất đai, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Kế toán và Quản trị kinh doanh. Ông Huỳnh Nhân Trí-Trưởng phòng Đào tạo-thông tin: Trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, chúng tôi thành lập 2 tổ phụ trách công tác tư vấn, hướng nghiệp nghề cho học sinh. Riêng năm học 2022-2023, nhà trường kết nối với các trường học trong tỉnh tổ chức 35 buổi hướng nghiệp nghề, góp phần giúp các em lựa chọn ngành nghề học phù hợp với khả năng, sở thích bản thân cũng như phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Chọn nghề phù hợp

Sau khi tốt nghiệp THCS, em Rô Ô H’Yung (buôn Hmuk, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) đã chọn học nghề. Gia đình H’Yung thuộc diện hộ nghèo. Trực tiếp nghe thầy cô Trường Cao đẳng Gia Lai tư vấn học nghề, H’Yung càng thêm quyết tâm theo học nghề và mong muốn sớm tìm được việc làm, giúp bố mẹ và các em.

Em Rơ Ô H’Yung (buôn Hmuk, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) học nghề may tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Đ.Y ảnh 2

Em Rơ Ô H’Yung (buôn Hmuk, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa) học nghề may tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Đ.Y

“Các bạn đồng trang lứa ở nhà thường đi làm rẫy, làm thuê phụ giúp bố mẹ, cũng có người lấy chồng sớm, nhưng đa số cuộc sống đều nghèo. Nếu em không tìm hướng đi khác, sau này cũng không khá lên được. Được các thầy cô tư vấn, em chọn học nghề may tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Ở đây, em được miễn học phí, được trợ cấp 1.490.000 đồng/tháng, ở ký túc xá miễn phí”-H’Yung bộc bạch.

Cũng như H’Yung, em Nguyễn Thị Thương-học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê) đã chọn học nghề. Thương cho biết: “Sau khi được thầy cô tư vấn, định hướng, em đã chọn hướng đi du học tại Nhật Bản. Theo đơn vị tư vấn, du học Nhật Bản khá thuận lợi, chi phí khoảng 90 triệu đồng, thời gian học tập được Chính phủ Nhật và các doanh nghiệp tài trợ học phí và tạo việc làm. Lựa chọn này được bố mẹ ủng hộ khiến em rất thoải mái và tự tin”.

Trao đổi cùng P.V, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan làm tốt hơn nữa công tác tư vấn, hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông, nhất là học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu là làm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh, từng bước khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, giải quyết bài toán lao động và việc làm ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao vị thế cán bộ nữ

Nâng cao vị thế cán bộ nữ

(GLO)- Tại Gia Lai, tỷ lệ nữ giới tham gia quản lý nhà nước tăng lên từng năm, trong đó có nhiều nữ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể và khối doanh nghiệp tỉnh. Đây là minh chứng cho nỗ lực của cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc dần xóa bỏ khoảng cách về giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong tình hình mới.
Bất cập cung cầu lao động

Bất cập cung cầu lao động

TP.HCM có thị trường lao động lớn nhất nước với hơn 5 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về an sinh xã hội, thị trường lao động của địa phương vận hành chưa thật sự hiệu quả.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính để thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính để thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung cắt giảm thực chất các thủ tục hành chính (TTHC), quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý và tạo sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp.
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 237 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó có 28 HTX do phụ nữ quản lý, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tỷ lệ HTX do phụ nữ làm chủ còn khá khiêm tốn, trong khi đây là mô hình sản xuất tập thể đã ra đời từ lâu, đặc biệt có nhiều phụ nữ tham gia.
Gia Lai: Tìm giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động

Gia Lai: Tìm giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động

(GLO)- Chỉ số đào tạo lao động (ĐTLĐ) chiếm đến 20% trọng số trong các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Việc cải thiện chỉ số ĐTLĐ sẽ đóng góp rất lớn trong việc tăng thứ hạng PCI của tỉnh, nhất là khi chỉ số này của Gia Lai năm 2022 xếp thứ 55/63 tỉnh, thành với 4,86 điểm (thấp hơn trung vị 0,66 điểm).

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

(GLO)- Thời gian qua, công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh Gia Lai đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ, nhất là lao động ở nông thôn, địa bàn đặc biệt khó khăn.
Ký ức hãi hùng của 4 người đàn ông bị bán cho tàu cá trên biển

Ký ức hãi hùng của 4 người đàn ông bị bán cho tàu cá trên biển

(GLO)- Đến tận bây giờ, 4 người đàn ông hiền lành, chất phác ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn không khỏi hãi hùng khi nhớ lại quãng thời gian bị kẻ gian lừa bán cho tàu cá trên biển. Những tháng ngày lênh đênh trên biển, họ bị chủ tàu ép buộc lao động nặng nhọc không công, đánh đập, mắng chửi bất cần lý do.
Bảo đảm đơn giản trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bảo đảm đơn giản trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa phát thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

(GLO)- Nhằm tạo điều kiện cho lao động người dân tộc thiểu số tìm việc làm, học nghề và định hướng nghề nghiệp, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm tại xã Ia Dơk, xã Ia Nan và thị trấn Chư Ty.