Học ngoại ngữ-Cầu nối ra thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù làm nông nhưng anh Nguyễn Văn Trọng (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) lại có sở thích đi du lịch bụi để khám phá nhiều vùng đất khác nhau. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với anh khi đi du lịch nước ngoài là vốn ngoại ngữ hạn chế. Đặc biệt, sau nhiều lần gặp gỡ những người cùng sở thích trên đường nhưng không thể trò chuyện do khác biệt về ngôn ngữ, anh càng quyết tâm học ngoại ngữ.

Chàng trai trẻ này chọn học tiếng Anh vì cho rằng đây là ngôn ngữ toàn cầu, dễ sử dụng. “Tôi làm khá nhiều ruộng rẫy nên ban ngày không có thời gian lên các trung tâm ngoại ngữ ở TP. Pleiku để học. Tôi thuê gia sư về nhà dạy vào buổi tối. Sau gần 1 năm kiên trì theo học, tôi đã giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt, gặp dân du lịch bụi có thể trò chuyện, chia sẻ với nhau về những đam mê, sở thích. Nhờ vậy, tôi có thêm nhiều người bạn đến từ các quốc gia”-anh Trọng cho biết.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biết thêm một ngoại ngữ không chỉ giúp anh Trọng tự tin hơn trong giao tiếp mà còn khiến nhân sinh quan của chàng trai mê làm nông rộng mở hơn. Anh vui vẻ chia sẻ: “Tôi quyết tâm học ngoại ngữ để đi du lịch, khám phá thế giới. Càng học, tôi càng khám phá ra nhiều điều thú vị, thấy cuộc sống rộng mở hơn, tiếp nhận những kiến thức bên ngoài dễ dàng, thuận lợi hơn. Bây giờ, tôi có thể đến các nước láng giềng như Lào hay Campuchia một mình mà không phải lo sợ như trước đây”.

Nhiều người thường tìm đến các trung tâm học ngoại ngữ nhưng mục đích chính là lấy chứng chỉ để chuẩn hóa bằng cấp. Tuy nhiên, cũng không ít người học để trau dồi cho bản thân như trường hợp chị Ngô Thùy Dung (12/293 Trần Phú, TP. Pleiku). Chị Dung cho biết, mục đích chính của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp vì trong gia đình có em rể là người Canada. “Nếu không biết ngoại ngữ sẽ rất khó giao tiếp với người trong gia đình”-chị nói. Hơn nữa, tháng 8 tới đây, con chị sẽ đi du học. Chị cần trang bị thêm ngoại ngữ để ít nhất có thể hỗ trợ con từ xa.  

Sau một thời gian học tại trung tâm ngoại ngữ, chị Dung vẫn tiếp tục tự học tiếng Anh tại nhà thông qua các phần mềm hướng dẫn học ngoại ngữ trực tuyến trên mạng. “Bây giờ tự học ngoại ngữ rất thuận lợi vì có nhiều phương tiện hỗ trợ. Chỉ cần kiên trì, chịu khó học qua mạng internet thì tôi tin mọi người sẽ làm chủ được ngôn ngữ thứ 2 này. Hiện có nhiều người tham gia học ngoại ngữ qua mạng nên có thể dễ dàng tìm người để trò chuyện, trau dồi thêm khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh”-chị nói.

Hơn 20 năm dạy tiếng Anh giao tiếp cho các nhóm tuổi, ông Siu Chăm gặp nhiều người theo học vì mục đích khác nhau, như có con cái đi du học ở các nước, muốn học tiếng Anh để thỉnh thoảng đi thăm con; chuẩn bị ra nước ngoài định cư; học để phục vụ cho công việc... Đặc biệt, có những người hiếm khi ra khỏi “lũy tre làng”, chỉ quanh quẩn ở nhà với việc buôn bán nhưng lại có tư duy khá cởi mở về việc học ngoại ngữ. Ông kể: “Năm ngoái, tôi dạy tiếng Anh giao tiếp cho một nhóm 3 tiểu thương nhưng 2 người sau đó bỏ cuộc chỉ còn lại 1 người. Chị này khá lớn tuổi, chỉ quanh quẩn với tiệm tạp hóa nhỏ tại nhà nhưng quyết tâm theo học. Chị học hơn 1 năm đến khi giao tiếp tiếng Anh rất thành thạo thì mới nghỉ”.

Ông Siu Chăm nhận xét, việc tự học và trau dồi ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ 2 ở ta vẫn chưa thật phổ biến. Nhiều người muốn học nhưng không có thời gian, bị công việc và nhiều yếu tố cuộc sống chi phối nên thường ít kiên trì, thiếu tập trung và bỏ cuộc giữa chừng. Tuy vậy, cũng không thiếu trường hợp ý thức sớm về việc học ngoại ngữ, cho thấy sức hấp dẫn của ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.

Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tối 6/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 - nơi yên nghỉ của hàng trăm chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Tỉnh Đoàn Điện Biên long trọng tổ chức Lễ thắp nến và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 07/5/2025).

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(GLO)- Thời gian qua, các thành viên nhóm “Cỏ cây” tại TP. Pleiku đã tổ chức nhặt rác tại những khu vực công cộng trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận. Không chỉ làm sạch không gian sống, các bạn trẻ còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

(GLO)- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (13 đến 15-5) tại TP. Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu.

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

(GLO)- Không chỉ anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các ông Siu Đôm và Đinh A Nhur (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) còn có nhiều đóng góp trong quá trình tái thiết, xây dựng quê hương sau ngày giải phóng. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.