Hoài Đức sắp lên quận, loạt vi phạm về trật tự xây dựng xử lý thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Về những vi phạm trật tự xây dựng huyện Hoài Đức, cụ thể là xã Song Phương, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho rằng, huyện đã có quyết định cưỡng chế và đang chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện. Nếu người vi phạm không chịu tháo dỡ thì máy móc sẽ dỡ hết, thiệt hại người vi phạm chịu trách nhiệm.
Hàng loạt vi phạm trật tự xây dựng ở Hoài Đức
Thời gian vừa qua, cán bộ và người dân 20 xã, thị trấn của huyện Hoài Đức đang gấp rút hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã lên phường, huyện lên quận. Tuy nhiên, loạt công trình vi phạm về trật tự xây dựng qua nhiều năm ở xã Song Phương (huyện Hoài Đức) không được xử lý triệt để, gây nhiều bức xúc trong dư luận dường như là "bước cản", phủ nhận những nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức.
Như phản ánh của Báo Lao Động, khu Cửa Cầu, xã Song Phương là khu đất được huyện Hoài Đức quy hoạch trồng rau xanh, đất nông nghiệp. Nhưng thời gian gần đây, có một số đối tượng tại địa phương, xây dựng nhà xưởng với quy mô lên đến hàng nghìn m2 để cho thuê nhà xưởng. Lợi dụng thời gian giãn cách xã hội, các đối tượng càng đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 trên đất nông nghiệp. Ảnh: Cường Ngô
Nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 trên đất nông nghiệp. Ảnh: Cường Ngô
Không chỉ xây dựng nhà xưởng, một số hộ dân tại khu xứ đồng Cây Đa (xã Song Phương) đã biến một ô đất rộng dưới chân cầu vượt - hướng ra Đại lộ Thăng Long thành nơi tập kết máy móc, trông giữ phương tiện như xe cẩu phục vụ công trình, ôtô, thậm chí có trường hợp còn xây nhà kiên cố.
Trả lời về những sai phạm về trật tự xây dựng tại xã Song Phương, ông Nguyễn Xuân Lý - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức cho biết, thời gian vừa qua, ở địa phương này, còn hiện tượng người dân lợi dụng thời gian dịch bệnh, giãn cách xã hội để đẩy mạnh việc xây dựng các công trình, nhà xưởng trên đất nông nghiệp. Những đối tượng này họ đã chuẩn bị sẵn khung sắt rồi, chờ đến tối, họ dùng máy bắn tôn để làm các tường rào.

 
Ngoài ra một số cá nhân còn biến đất nông nghiệp thành nơi tập kết máy móc.
Ngoài ra một số cá nhân còn biến đất nông nghiệp thành nơi tập kết máy móc.
"Trước tình hình giãn cách, huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các xã tập trung vào kiểm tra, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Vi phạm trật tự xây dựng không chỉ xảy ra ở Song Phương, còn có An Khánh, La Phù, An Thượng và một số xã khác, người dân rất bức xúc.
"Quan điểm của huyện Hoài Đức là chỉ đạo, rà soát hằng ngày, cử các cán bộ thanh tra để ngăn chặn hành vi nêu trên. Tổ công tác chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai, xác minh, xử lý. Những công trình nào đang vi phạm phải xử lý ngay, xử lý hết, không nhân nhượng, dung túng, không bao che cho bất cứ cá nhân nào", ông Lý nói.
Không quyết liệt trong công tác quản lý, xử lý trách nhiệm Chủ tịch xã
Về những vi phạm trật tự xây dựng ở Song Phương, ông Lý cho rằng, huyện đã có quyết định cưỡng chế và đang chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện. Nếu người vi phạm không chịu tháo dỡ thì máy móc sẽ dỡ hết, thiệt hại người vi phạm chịu trách nhiệm, không có cách nào khác. 
"Chúng tôi rất ghi nhận phản ánh của Báo Lao Động. Ở xã Song Phương có nhiều công trình vi phạm tồn tại cũ, từ trước năm 2000 - đến nay vẫn chưa xử lý được vì phải thực hiện từng bước, đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật. Còn các công trình vi phạm mới, trong tháng 5 này phải cưỡng chế hết. 
"Vừa rồi có một số xã để xảy ra nhiều vi phạm, huyện phải cho thôi cả chức danh chủ tịch. Xã Song Phương tới đây nếu không làm tốt, chúng tôi cũng phải tính đến xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Khoa - Chủ tịch xã Song Phương.  Còn làm Chủ tịch ngày nào mà không quyết liệt trong công tác quản lý thì vẫn phải xem xét trách nhiệm", ông Lý cho hay.
Khi được hỏi về việc, khi cưỡng chế các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, làm sao trả lại hiện trạng ban đầu, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức cho biết, theo quy định của luật, buộc người vi phạm sẽ phải khôi phục hiện trạng ban đầu. Còn nếu không khắc phục, đến mức độ phải thu hồi đất thì sẽ thu hồi.
Theo CƯỜNG NGÔ - PHAN ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.