Hiệu quả từ các mô hình chuyển đổi cây trồng ở Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kbang là huyện có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 184.186 ha, trong đó đất nông nghiệp 162.680 ha, chiếm 88,32%. Những năm qua, bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp giống cây trồng, vật nuôi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, trang-thiết bị máy móc, triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần đưa kinh tế huyện phát triển nhanh và bền vững.

Ảnh: Ngọc Minh
Ảnh: Ngọc Minh

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang, trong 3 năm (từ năm 2012-2014), huyện đã triển khai 18 mô hình khuyến nông về trồng trọt với tổng kinh phí hỗ trợ, đầu tư trên 9 tỷ đồng. Đến nay, các mô hình nói trên đều được nông dân trong huyện tích cực tham gia và đã cho những kết quả khả quan. Điển hình là các mô hình về trồng mía, như: mô hình thâm canh giống mía mới Thái Lan K88-92 trên diện tích 10,46 ha của 52 hộ dân 3 xã: Lơ Ku, Tơ Tung và Nghĩa An, đến nay đã cho năng suất 90-100 tấn/ha; mô hình cánh đồng mía mẫu lớn được thực hiện năm 2012-2013 trên diện tích 30,5 ha của người dân xã Đak Hlơ và một số xã khác trên địa bàn cho năng suất trên 100 tấn/ha.

Tham gia mô hình cánh đồng mía mẫu lớn, ông Nguyễn Văn Quy (thôn Zi Lao, xã Kông Pla) chia sẻ: “Theo chủ trương của huyện, xã, tôi cùng một số hộ dồn thửa được 30 ha làm mía cánh đồng mẫu lớn. Được Nhà máy Đường An Khê đầu tư công cày, phân, giống (trên 20 triệu đồng/ha) và đưa cơ giới vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới vào chăm sóc nên sản lượng tăng hơn trước khoảng 15 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận tăng trên 10 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, nhà máy ký kết bao tiêu sản phẩm nên bà con không còn lo lắng cho việc tìm phiếu đốn, tình trạng mía bị đốt cháy cũng không còn nên bà con rất phấn khởi khi tham gia mô hình này”.

Ngoài mía, mô hình trồng cam đường ở xã Sơn Lang được triển khai trong những năm gần đây cũng đã mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế cho người dân trên địa bàn. Anh Dương Hữu Thảnh (thôn 2, xã Sơn Lang)-một trong các hộ có mô hình trồng cam có hiệu quả, vui vẻ cho hay: Trước đây, gia đình có trên 3 ha cà phê già cỗi nên cho năng suất chẳng bao nhiêu. Khi tìm hiểu về thị trường và học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cam, tôi quyết định chuyển 1,5 ha cà phê già cỗi sang trồng cam đường, quýt và đến nay đều đã cho thu nhập cao, trên 300 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, các mô hình trồng rau bắp sú theo hướng VietGAP được thực hiện trên diện tích 1 ha của 10 hộ tại thị trấn đã cho năng suất 39,726 tấn/ha, lợi nhuận chênh lệch sau áp dụng trên 22 triệu đồng/ha; mô hình mì xen đậu phụng diện tích 1 ha, lợi nhuận thu được theo cách làm mới tăng cao; các mô hình về trồng sa nhân tím ở xã Sơn Lang; mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc tại xã Krong; trồng xen cây đậu phụng dưới tán cây cao su, trồng cây cao su tiểu điền, cây mắc ca, cây cà phê tái canh với diện tích trên 200 ha được triển khai ở các xã: Krong, Sơ Pai, Sơn Lang, Đak Rong và Kon Pne... cũng đã cho kết quả khả quan, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Ông Đoàn Thanh Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho biết: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc thử nghiệm đưa vào các mô hình sản xuất mới trong những năm qua đã không chỉ mang lại năng suất, lợi nhuận cao trên cùng một diện tích mà còn tạo được sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của người dân trong sản xuất, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, giai đoạn 2016-2020, huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi những diện tích trồng lúa bị hạn và diện tích mía trên địa bàn một số xã trồng vượt quy hoạch sang trồng các loại cây hàng năm có hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng một số mô hình đã cho hiệu quả để tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm