(GLO)- Nằm bên dòng sông Ba thơ mộng, xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từ lâu được coi là vùng đất giàu truyền thống hiếu học. Bà con Jrai nơi đây luôn coi trọng việc học, coi tri thức là cách duy nhất để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
(GLO)- Chiều 16-10, tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Chi nhánh Viettel Ia Pa đã trao học bổng “Vì em hiếu học” của Viettel Gia Lai cho 60 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại một số trường tiểu học và THCS trên địa bàn.
(GLO)- “Thầy cô chỉ mong các em học tập thật say mê, không áp lực, không thành tích, cứ học một cách từ từ và nhà trường hy vọng rằng sau nhiều năm nữa sẽ có những chuyên gia đầu ngành từ danh sách này”. Lời chia sẻ của thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) sau khi đăng tải trên trang Facebook cá nhân đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của rất nhiều người.
Dòng họ Xiêng Var (dân tộc Giẻ Triêng) ở xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) được biết đến bởi sự hiếu học với những con người biết vượt lên khó khăn, “neo” lấy con chữ để trở thành người có ích cho xã hội.
(GLO)- Vùng đất An Khê (tỉnh Gia Lai) không chỉ giàu trầm tích lịch sử-văn hóa mà còn có truyền thống hiếu học. Đội ngũ trí thức xuất thân từ vùng đất này luôn mong muốn góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
(GLO)- Plei Rbai (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) là một trong số ít ngôi làng Jrai nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Người dân ở ngôi làng bên dòng Ayun chắt chiu từng hạt lúa, củ mì để nuôi con cái ăn học và trở thành người có ích cho xã hội. Nhẩm tính có đến vài chục người xuất thân từ Plei Rbai đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên đang cống hiến sức lực, trí tuệ xây dựng quê hương.
(GLO)- Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, họ Phan ở tổ 9 (thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) còn là dòng họ hiếu học khi có nhiều con em học hành thành đạt, trở về góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Không gian cởi mở cho trẻ tư duy phản biện cần được khơi thông. Mảnh đất màu mỡ cho trẻ sáng tạo cần được vun xới nhiều hơn nhưng không nhất thiết phải gạt bỏ, phủ nhận câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn“.
(GLO)- Cha mẹ thường xuyên ốm đau, mọi sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào số tiền ít ỏi từ việc phụ bán cà phê của cậu em trai 17 tuổi nên việc học của em Đinh Thị Trà Giang (sinh viên năm 2 Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) gặp nhiều trắc trở. Ước mơ trở thành kiểm toán viên tương lai của em có nguy cơ bị dang dở.
(GLO)- Không chỉ giàu truyền thống cách mạng, Mơ Nú còn được biết đến là ngôi làng hiếu học ở xã Ia Kênh, TP. Pleiku. Từ năm 2016 đến nay, làng có 20 người tốt nghiệp đại học, 16 người tốt nghiệp cao đẳng, 37 người tốt nghiệp THPT. Với bà con Jrai nơi đây, tri thức chính là chìa khóa vàng mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng.
(GLO)- Dòng họ Siu ở làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) được biết đến bởi sự hiếu học với những con người biết vượt lên khó khăn, “neo“ lấy con chữ để trở thành người có ích cho xã hội.
(GLO)- “Em nuôi“ là dự án do Huyện Đoàn Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Tình nguyện chung tay vì cộng đồng (TP. Hồ Chí Minh) triển khai thực hiện có hiệu quả trong 3 năm qua. 19 học sinh nghèo hiếu học đã được quan tâm giúp đỡ một cách kịp thời, tiếp sức các em đến trường học tập.
(GLO)- Sáng 19-3, Công an thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Sổ tiết kiệm, nâng cánh ước mơ“ trao 5 sổ tiết kiệm tổng trị giá 65 triệu đồng cho học sinh nghèo hiếu học.
Gặp ông trong một buổi chiều đông Pleiku se se lạnh, sau khi bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ tại trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. HCM) trở về. Ở tuổi 72 nhưng ông vẫn muốn tiếp tục “học nữa, học mãi“. Sự học theo cách nghĩ của ông rất đơn giản: “Học không chỉ để hiểu biết, làm việc mà học còn để làm gương, nhiều người có tiền nhưng chưa chắc làm được nếu không quyết tâm“. Ông là Luật sư Lê Đình Quốc (sinh năm 1950), nhiều người thường gọi ông với cái tên thân quen Luật sư Quốc – Đại Vinh Gia Trang.
(GLO)- Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là chìa khóa then chốt để duy trì và phát huy truyền thống hiếu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều địa phương. Tại Gia Lai, từ đầu năm đến nay, công tác này tiếp tục được quan tâm, chú trọng và đạt được những kết quả nổi bật. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Chiến-Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh về vấn đề này.
(GLO)- Chiều 25-9, đồng chí Uông Chu Lưu-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học tại TP. Pleiku (Gia Lai). Cùng dự buổi tặng quà có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành và TP. Pleiku.
(GLO)- Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.Hồ Chí Minh phối hợp với UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học vào ngày 30-7, tại Trường THCS Tôn Đức Thắng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai.