NÓI THẲNG: Không thể bỏ "Tiên học lễ, hậu học văn"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không gian cởi mở cho trẻ tư duy phản biện cần được khơi thông. Mảnh đất màu mỡ cho trẻ sáng tạo cần được vun xới nhiều hơn nhưng không nhất thiết phải gạt bỏ, phủ nhận câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Hội thảo giáo dục "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục - đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức hôm 21-11 gây chú ý với đề xuất của Giáo sư (GS) Trần Ngọc Thêm: Cần chấm dứt câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.

Tôi rất trân trọng tấm lòng của một người thầy luôn đau đáu việc neo giữ các giá trị văn hóa và vun bồi những năng lực cần thiết để người trẻ có thể hội nhập một cách toàn diện vào nền kinh tế tri thức - công nghệ đang phát triển như vũ bão.

Nhưng tôi chưa đồng tình với quan niệm cho rằng "tiên học lễ" sẽ khiến người học mang tính phục tùng theo mệnh lệnh, đánh mất dần năng lực tư duy, sáng tạo.

"Lễ" nếu chỉ hiểu đơn thuần là phép tắc, lễ nghĩa thì tự thân chữ "lễ" đã là mối quan hệ hai chiều: người dưới kính trọng người trên, người trên đối xử phải phép với người có vị trí xã hội thấp hơn.

Hơn nữa, chữ "lễ" theo cách hiểu từ xưa đến nay chính là đạo đức, nhân cách, những nét đẹp ngời sáng đạo lý của dân tộc: hiếu học, thuận hòa, lễ phép, trung thực, nhân nghĩa…

Đạo đức là nền tảng của sự phát triển bền vững! Bất kỳ quốc gia, dân tộc nào dù phát triển vượt bậc về kinh tế thì cũng đều cố gắng neo giữ những giá trị tử tế làm nên văn hóa ứng xử.

Vậy nên, cách người Nhật cúi người cảm ơn, người Thái chắp tay chào khách bao giờ cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp và đầy thiện cảm trong lòng du khách.


Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn chú trọng trui rèn nhân cách cho con trẻ từ trong gia đình đến trường học. Nền giáo dục nước ta vẫn luôn kiên định mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ; dạy chữ song song với dạy người để thế hệ trẻ đủ đức, đủ tài gánh vác sứ mệnh phát triển đất nước.

Chính vì vậy, câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vẫn mãi nguyên vẹn ý nghĩa, giá trị trong mọi hoàn cảnh.

Quay trở lại với khát vọng khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo của GS Trần Ngọc Thêm, tôi hoàn toàn đồng tình với ước mơ về một thế hệ trẻ dám nghĩ dám làm, mạnh dạn cất lên tiếng nói cá nhân và mạnh mẽ theo đuổi sự sáng tạo trong học tập, làm việc.

Nhưng muốn hiện thực hóa giấc mơ về thế hệ trẻ giàu phản biện, dám sáng tạo, điều cốt yếu cần thay đổi chính là chương trình học tập còn nặng tính lý thuyết hàn lâm; một số giáo viên còn rập khuôn và giáo điều theo sách vở; cách thức thi cử vẫn đặt trọng tâm vào việc kiểm tra trí nhớ và chấm bài theo thang điểm có sẵn…

Không gian cởi mở cho trẻ tư duy phản biện cần được khơi thông. Mảnh đất màu mỡ cho trẻ sáng tạo cần được vun xới nhiều hơn nhưng không nhất thiết phải gạt bỏ, phủ nhận câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

 

Tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục - đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21-11, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP HCM) đã gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

GS Trần Ngọc Thêm đề xuất: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" (ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’). Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

GS Trần Ngọc Thêm cũng nhấn mạnh: "Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".

Quan điểm trên của GS Trần Ngọc Thêm đã dẫn đến nhiều phản ứng trái chiều.

Theo Trang Nguyễn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.