Trí thức An Khê góp phần xây dựng quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vùng đất An Khê (tỉnh Gia Lai) không chỉ giàu trầm tích lịch sử-văn hóa mà còn có truyền thống hiếu học. Đội ngũ trí thức xuất thân từ vùng đất này luôn mong muốn góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Gia đình có 2 tiến sĩ
Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, An Khê ngày nay có nhiều người đạt trình độ học vấn cao. Đến nay, toàn thị xã hơn 10 người có học vị tiến sĩ. Đặc biệt, nhiều gia đình có anh em, vợ chồng đều là tiến sĩ.
Cẩn thận lật từng tấm giấy khen, bảng thành tích học tập của các con, ông Trần Đấu (tổ 13, phường An Phú) chậm rãi kể: “Vợ chồng tôi có 6 người con. Tuy gia cảnh khó khăn nhưng tôi luôn cố gắng lo cho các con ăn học. Các con tôi đều là công chức nhà nước, trong đó, Vỹ và Vũ có học vị tiến sĩ”. Anh Trần Thanh Vỹ (SN 1973) tốt nghiệp ngành Y khoa Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Hiện anh đang công tác tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Còn anh Trần Anh Vũ (SN 1979) tốt nghiệp ngành Điện tử Trường Đại học ULSAN Hàn Quốc, hiện công tác tại Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh. Cả 2 anh đều đang nỗ lực trong công tác và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện.
Gia đình Tiến sĩ Trần Nhà và Nguyễn Thị Văn Uyển đang công tác tại Trường Đại học Melbourne (Úc). (ảnh gia đình cung cấp)
Gia đình Tiến sĩ Nguyễn Thị Văn Uyển hiện đang định cư tại Úc. (ảnh gia đình cung cấp)
Hãnh diện vì gia đình có thêm tiến sĩ, bà Nguyễn Thị Châu (tổ 5, phường An Phú) cho biết: Gia đình bà có 5 người con. Chị Nguyễn Thị Văn Uyển (SN 1983) là con thứ 3 học rất giỏi và được Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cử đi nghiên cứu sinh chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại Úc. “Năm 2008, Uyển kết hôn với anh Trần Nhàn (SN 1981) cùng quê An Khê cũng tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học Trường Đại học Melbourne. Hàng năm, vào dịp lễ Tết, 2 đứa đều cho các con về thăm người thân, bạn bè”-bà Châu chia sẻ.
Hướng về quê hương
Tiến sĩ Hà Thị Như Hằng là con thứ 5 trong gia đình nghèo ở tổ 3, phường Tây Sơn. Những năm tháng học tập tại Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh, mặc dù phải vừa học vừa làm nhưng chị Hằng luôn nằm trong tốp sinh viên có thành tích học tập cao và được nhận học bổng. Với những thành tích đạt được, chị được Trường Đại học Ngoại thương cử đi học tại Đài Loan. Năm 2009, chị nhận bằng thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý và đến tháng 6-2015, nhận bằng tiến sĩ do Trường Yuan Ze University (Đài Loan) cấp. Hiện nay, chị Hằng là Phó ban Sau đại học kiêm Giám đốc Trung tâm Khảo thí và huấn luyện Duy Tân (Trường Đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng). Thời gian qua, chị Hằng đã tích cực kết nối tài trợ nhiều cuộc thi, tặng học bổng cho học sinh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Đầu năm 2021, chị Hằng đề xuất Ban Giám hiệu Trường Đại học Duy Tân hỗ trợ kinh phí cho cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học năm học 2020-2021 và 2021-2022 tại Gia Lai, đồng thời tài trợ toàn bộ các giải thưởng cho cuộc thi này. Ngoài ra, đối với các thầy-cô giáo có đề tài, nghiên cứu các mảng như: y sinh, điện, điện tử, công nghệ thông tin và xã hội nhân văn, chị đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường cử cán bộ, giảng viên về địa phương tập huấn, hướng dẫn giúp giáo viên không phải đi xa.
Tiến sĩ Hà Thị Như Hằng (thứ 2 từ trái sang) kết nối với Trường Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) trao nhiều học bổng cho học sinh Gia Lai (ảnh nhân vật cung cấp).
Tiến sĩ Hà Thị Như Hằng (thứ 2 từ trái sang) kết nối với Trường Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) trao nhiều học bổng cho học sinh Gia Lai. (ảnh nhân vật cung cấp)
Năm 2004, anh Nguyễn Thành Vũ tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông-lâm-ngư nghiệp Trường Đại học Nha Trang. Tháng 9-2012, anh nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Di truyền tại Trường Đại học quốc gia Pukyong (Hàn Quốc) và đến tháng 9-2019 thì nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Y sinh tại Trường Đại học Tsukuba (Nhật Bản). Hiện nay, Tiến sĩ Vũ đang công tác nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Vũ chia sẻ: “Sắp tới, Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai mô hình trồng lan trên địa bàn xã Tân An (huyện Đak Pơ), đồng thời xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đầu tư nghiên cứu, điều chế thuốc khảo nghiệm đặc trị một số bệnh trên cây ớt; các chế phẩm giảm mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi; triển khai các chương trình phát triển thảo dược và thủy sản tại Gia Lai”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.