Hãy lấy lại cơ hội đã bị tuột mất từ lần dịch trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng ta bỏ thói quen tốt quá nhanh, để đến khi gặp những biến cố nguy nan xảy ra mới tiếc nuối. Câu chuyện về đại dịch COVID-19 là một điển hình của sự chóng quên đó.

 Những việc làm hết sức đơn giản như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người nhưng lại đem lại những kết quả không ngờ. Ảnh: Chân Phúc
Những việc làm hết sức đơn giản như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người nhưng lại đem lại những kết quả không ngờ. Ảnh: Chân Phúc


Lần bùng phát đại dịch COVID-19 trước, mọi người chấp hành nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, khuyến cáo của Bộ Y tế, nên ngăn chặn và kiểm soát dịch rất tốt. Những việc làm hết sức đơn giản như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người nhưng lại đem lại những kết quả không ngờ.

Ai cũng biết, thực tế ở nhiều nước, người dân không chấp hành đeo khẩu trang, và đó là nguyên nhân lây lan dịch bệnh khủng khiếp như đã chứng kiến.

Đối với các quy định đó, khi trở lại với “trạng thái bình thường mới”, vẫn có thể duy trì, để có được cuộc sống an toàn, không phải với dịch COVID-19, mà phòng tránh được nhiều bệnh khác. Ví dụ, rửa tay thường xuyên là một việc cần duy trì, đeo khẩu trang tuy không cần phải nghiêm ngặt như khi dịch bệnh, nhưng nó rất cần khi đi ra đường, trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

Một điều quan trọng khác, đó là khi thực hiện giãn cách xã hội trong lần dịch trước, nhiều cơ quan, công ty, tổ chức đã triển khai làm việc trực tuyến. Gần như 100% cuộc họp của nhiều cơ quan được chuyển sang online, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, các hoạt động điều hành doanh nghiệp vẫn hiệu quả.

Nhiều người nhận thức rằng, hóa ra rất nhiều chuyện tưởng rằng cần ra đường, nhưng thực ra, cứ ở nhà vẫn tốt hơn. Mua sắm trực tuyến là kênh giúp cho chúng ta tiết kiệm thời gian, không xách xe đi chợ, giảm bớt áp lực cho giao thông đô thị.

Đáng khen là vào thời điểm đó, chính quyền nhiều địa phương đã chuyển sang làm việc, hội họp online, ứng dụng được nhiều chương trình công nghệ, “bóng dáng” của một chính quyền điện tử đã xuất hiện khá rõ nét.

Còn nữa, nhiều trường học đã triển khai học online, học qua truyền hình, và Bộ Giáo dục và Đào tạo còn cao hứng đưa ra tuyên bố sẽ áp dụng học online trong chương trình đào tạo.

Nhiều người có niềm tin rằng, sau khi dịch qua đi, nước ta sẽ có “cái mới” trong cái bình thường, đó là ứng dụng công nghệ để sống và sinh hoạt, làm việc trong môi trường 4.0. Đáng tiếc là ngay sau khi dịch tạm im tiếng, chúng ta đã ồn ào trở về “nếp sống cũ 0.4”, thậm chí còn lạc hậu hơn.

Nay dịch COVID-19 bùng phát lần hai, tại sao chúng ta không mạnh dạn vứt bỏ thói quen cũ, thực hiện “nếp sống mới”, khai thác tối đa các chương trình và ứng dụng để phục vụ cho một cuộc sống văn minh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Hay là chúng ta lại tiếp tục để vụt mất cơ hội lần thứ hai?

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hay-lay-lai-co-hoi-da-bi-tuot-mat-tu-lan-dich-truoc-826021.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.