Hậu thủy điện ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai được coi là “Vương quốc” thủy điện của cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Những năm trước đây trên địa bàn có rất nhiều công trình thủy điện trên các dòng sông suối tạo ra nguồn điện năng, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế-xã hội ở địa phương. Theo đó, nhiều buôn làng trong các vùng ngập lòng hồ phải di dời đến nơi ở mới, tự nguyện nhường quỹ đất ở, đất sản xuất để phát triển thủy điện. 

Khẳng định sự hy sinh to lớn của người dân, Chính phủ cùng với các cấp chính quyền địa phương đã tích cực chăm lo cuộc sống mới cho bà con ở các vùng tái định cư được ổn định và khá hơn trước. Tỉnh đã quy hoạch các khu tái định cư khá bài bản, làm nhà ở, cấp đất sản xuất và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng “điện-đường-trường-trạm” khá đầy đủ, từng bước đáp ứng nhu cầu về đời sống và sản xuất của bà con di dời về nơi ở mới.
 

 

Bình quân mỗi hộ được cấp 400 m2 đất ở và vườn, nhà ở được xây dựng kiên cố (cấp 4C), một số nơi vẫn giữ được kiểu dạng nhà sàn truyền thống của người Bahnar-Jrai, như ở xã Krông Năng (huyện Krông Pa). Ngoài đất ở, bình quân mỗi hộ được cấp 2 ha đất sản xuất, trong đó ở một số nơi có đến 2,7 sào lúa nước 2 vụ; bà con còn được hỗ trợ cây-con giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi hợp lý theo từng vùng.

Đời sống văn hóa ở một số khu dự án thủy điện cũng đã từng bước được cải thiện hơn so với nơi cũ, như được phủ sóng phát thanh truyền hình, người dân được tiếp cận với y tế và chăm sóc sức khỏe, con em trong độ tuổi đều được đến trường lớp học.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ di dân định canh, định cư vẫn còn nhiều bất cập, bà con là người dân tộc thiểu số (DTTS) sống trong các vùng dự án thủy điện vẫn còn nhiều khó khăn. Đó là việc quy hoạch các khu tái định cư ở một số nơi chưa phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh hoạt của người DTTS; nhà ở xây dựng bên sườn núi hoặc trong vùng trũng rất nguy hiểm mỗi khi mùa mưa lũ đến.

Chưa tính đến việc quỹ đất dự phòng cho công tác tái định cư, nhiều hộ có nhu cầu tách hộ cho con cái sau khi trưởng thành theo tập quán của đồng bào thì lại không có đất phải vào rừng làm nhà, làm vườn như một số nơi ở huyện Kbang, Chư Pah. Bên cạnh đó, chất lượng xây dựng công trình nhà ở một số khu tái định cư chưa tốt, chưa quan tâm công tác bảo trì, khắc phục sửa chữa khi xuống cấp như ở làng Yút, làng Kênh, làng Tăng thuộc xã Ia Phí (huyện Chư Pah).

Khó khăn và bức xúc nhất vẫn là thiếu đất sản xuất và thiếu việc làm ổn định cho bà con ở các khu tái định cư tại các vùng dự án thủy điện. Riêng ở vùng dự án thủy điện An Khê-Ka Nak hiện còn đến hàng trăm hộ thiếu đất sản xuất, theo kế hoạch mỗi hộ được cấp 1,4 ha nhưng hiện nay cũng chỉ mới cấp được 1,1 ha, như vậy tổng số quỹ đất sản xuất còn thiếu đến hơn 140 ha. Ở một số nơi cấp đủ đất sản xuất nhưng gặp phải đất xấu, khô cằn không phát huy hiệu quả dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

Trong khi quỹ đất sản xuất cấp thiếu và xấu thì việc chuyển đổi, đào tạo nghề cho bà con chưa được quan tâm đúng mức, thời gian nông nhàn trong các vùng tái định cư còn khá lớn và nguy cơ dẫn đến tình trạng tái nghèo trong những năm tới là rất cao.

Điển hình như ở xã Ia Kreng (huyện Chư Pah) hiện có tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến gần 50% dân số, hộ cận nghèo chiếm 30,36% do bà con thiếu đất sản xuất và thiếu việc làm ổn định. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư dự án thủy điện vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với người dân về các phương án hỗ trợ sản xuất sau khi di dời đến nơi ở mới, chưa kịp thời chi trả tiền bồi thường về đất nông nghiệp trong vùng bị ngập...

Hiện nay, các cấp chính quyền địa phương trong vùng dự án thủy điện đang cùng với các chủ đầu tư thực hiện các biện pháp tích cực để giải quyết những tồn tại, vướng mắc và tạo môi trường thuận lợi cho người dân ở các vùng tái định cư sớm ổn định cuộc sống với mức cao hơn trước. Một tin vui đến với nguời dân ở các khu tái định cư vùng dự án thủy điện An Khê-Ka Nak là Chính phủ đã đồng ý về việc thu hồi 443,95 ha đất sản xuất nông nghiệp của các hộ tái định cư tại vị trí trên COS ngập lòng hồ và bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, tránh phát sinh khiếu kiện (số 900/TTg-KTN); đồng thời hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm đối với các hộ dân bị thu hồi đất dưới 30% diện tích (4647/VPCP-KTN). Ông Võ Văn Phán-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang cũng đã hứa cùng với Ban Quản lý Thủy điện 7 lo đủ đất sản xuất 140 ha để cấp cho bà con vào cuối năm nay.

Văn Thông

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm