Hành trình “chia ngọt sẻ bùi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Để có một cái Tết vẹn tròn, hành trình “chia ngọt sẻ bùi” từ cộng đồng đã trao tặng những phần quà nghĩa tình, đầy ắp hương xuân đến từng hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế.

Hành trình ấy không chỉ là sự động viên, hỗ trợ thiết thực mà còn mang theo lời chúc an lành, mong cầu một mùa xuân ấm áp tình thân.

Những ngày trước Tết Nguyên đán 2024, các chương trình “Tết nhân ái”, “Tết sum vầy”, “Tết yêu thương”... được các ban, ngành, đoàn thể và nhà hảo tâm đồng loạt tổ chức tại các địa phương trong tỉnh.

Theo đó, hàng chục ngàn suất quà ý nghĩa được trao cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Trong hành trình sẻ chia ấy có biết bao câu chuyện cảm động đầy ắp tình yêu thương khiến ai nấy đều cảm thấy ấm lòng.

Xuân ấm áp, nghĩa tình

Bà Seh (65 tuổi, làng Ring Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) chia sẻ: Ruộng đất của gia đình chẳng đáng là bao nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, cái khổ, cái nghèo đeo bám mãi. Ngày nối ngày, bà ngược xuôi lo chạy ăn từng bữa cho 4 thành viên trong gia đình. Người con trai đã 30 tuổi nhưng vì tật nguyền nên vẫn như đứa trẻ lên 5. Vài năm trở lại đây, đôi vai bà càng nặng gánh khi còn chăm lo cho đứa cháu đang tuổi ăn học.

Đón nhận quà Tết, bà Seh (làng Ring Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) bày tỏ niềm vui bằng nụ cười thật hạnh phúc. Ảnh: T.D

Đón nhận quà Tết, bà Seh (làng Ring Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) bày tỏ niềm vui bằng nụ cười thật hạnh phúc. Ảnh: T.D

Bà Seh giãi bày: “Thực sự là do hoàn cảnh quá nghèo nên mình không đủ khả năng để sắm Tết. Mình buồn lắm khi không thể lo được cho cả nhà, nhưng cũng đành ngậm ngùi vậy thôi”.

Và, nỗi niềm ấy đã được giải tỏa khi bà Seh hay tin mình được nhận quà Tết từ địa phương và các Mạnh Thường Quân. Cầm giỏ quà trên tay mà đôi mắt bà Seh ngấn lệ. Bà cố ngăn giọt nước mắt bằng một nụ cười thật tươi và nói: “Nhà mình đã có Tết rồi! Cảm ơn mọi người đã đem niềm vui đến cho gia đình mình”.

Phía xa, bà Roih (80 tuổi, làng Weh, xã Hà Bầu) nheo nheo đôi mắt mờ đục với nụ cười hiền từ. Bà nhẹ giọng nói: “Tôi nhận được quà Tết nên vui lắm. Chắc chắn tôi và con gái 40 tuổi bị thiểu năng sẽ được đón một cái Tết vui và ấm áp”.

Theo bà Dương Thị Kim Quy-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Bầu: Dịp Tết năm nay, UBND xã đã kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ 200 suất quà (300 ngàn đồng/suất) cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, xã trích kinh phí để trao quà cho 27 gia đình chính sách. Mong rằng mọi người dân đều được đón Tết cổ truyền trong niềm vui.

Về làng Groi (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang), chúng tôi không kìm được cảm xúc khi đến thăm mẹ con bà Hà Thị Nhiêm. Trong ngôi nhà nhỏ lúp xúp, bà Nhiêm nghẹn ngào chia sẻ chuyện nhà. Chồng bà hy sinh ở chiến trường miền Nam, một mình bà nuôi người con bị bệnh tâm thần suốt 39 năm qua.

Bà rất vui mừng, xúc động khi đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về thăm, tặng quà Tết. Bà Nhiêm bày tỏ: “Tết Nguyên đán năm nào, mẹ con tôi cũng được nhận quà của địa phương. Món quà không chỉ đem đến cái Tết ấm áp mà còn là nguồn động viên để chúng tôi sống thật vui vẻ, lạc quan”.

Bà Hà Thị Nhiêm (bìa trái, làng Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) xúc động khi được nhận quà Tết. Ảnh: Đ.Y

Bà Hà Thị Nhiêm (bìa trái, làng Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) xúc động khi được nhận quà Tết. Ảnh: Đ.Y

Bản thân bị ung thư gan, vợ bỏ đi, một mình nuôi 2 con ăn học trong khi không nhà cửa, đất đai, anh Vũ Ngọc Thường (công nhân Công ty TNHH một thành viên Anh Khoa, Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) luôn trải qua những tháng ngày cơ cực. Anh tủi phận mình và thương các con. Anh luôn mong là làm sao cho các con có áo mới, có bánh kẹo đón Tết…

Và, niềm mong mỏi ấy cũng thành hiện thực khi mới đây, anh được Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm hỏi và tặng quà. “Tôi được đồng chí Vương Đình Huệ trực tiếp hỏi han, trao quà. Tết này, 3 bố con thật vui khi nhà vừa có bánh kẹo, vừa có thêm tiền để mua quần áo mới cho lũ trẻ”-anh Thường bộc bạch.

Tết không chỉ mang theo niềm vui đoàn tụ, sự ấm áp sum vầy mà còn là dịp để mọi người mở lòng san sẻ yêu thương, lan tỏa những điều tốt đẹp đến với cộng đồng. Điều khiến mỗi người đi gieo yêu thương nhớ nhất có lẽ là những ánh mắt lấp lánh niềm vui và nụ cười hạnh phúc. Hành trình Tết sẻ chia nhờ đó mà có thêm động lực để tiếp tục lan tỏa và trao đi những điều tốt đẹp, nhân văn.

Tết vẹn tròn

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để chăm lo đời sống người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm đã góp phần chia sẻ với cấp ủy, chính quyền các cấp đóng góp công sức, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội để làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Ông Nguyễn Tấn Thành-Đại diện Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) chia sẻ: “Hàng năm, đại diện Quỹ Thiện Tâm đều đến từng địa phương để trao tận tay người nghèo những phần quà Tết. Tết này, Quỹ tiếp tục tặng 150 ngàn suất quà (600 ngàn đồng/suất).

Riêng tại Gia Lai, thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Quỹ trao tặng 3.000 suất quà cho những hộ nghèo tại các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Păh và Ia Grai. Mong rằng năm mới đến sẽ mang theo bình an, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà”.

Những ánh mắt lấp lánh niềm vui và nụ cười tươi hạnh phúc của người cho và người nhận. Ảnh: Trần Dung

Những ánh mắt lấp lánh niềm vui và nụ cười tươi hạnh phúc của người cho và người nhận. Ảnh: Trần Dung

Trong dịp Tết Nguyên đán này, Quỹ Nhân ái Nhân Minh (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức chương trình “Đem Tết về vùng cao, mang áo ấm đến biên cương”. Chương trình được tổ chức tại 4 xã: Ia Dom, Ia Pnôn, Ia Nan (huyện Đức Cơ) và Ia Chía (huyện Ia Grai).

Tại đây, đoàn công tác đã trao tặng 400 suất quà (500 ngàn đồng/suất) gồm các nhu yếu phẩm và 200 ngàn đồng tiền mặt; 1.882 áo ấm cho trẻ em, hội viên phụ nữ tại các xã. Tổng giá trị phần quà và tiền mặt gần 360 triệu đồng.

“Các hoạt động “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Xuân đoàn kết-Tết biên cương” năm nay có sự chung tay của các cơ quan, đơn vị và Mạnh Thường Quân.

Những món quà chứa đựng rất nhiều tình cảm yêu thương, sự sẻ chia của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, sự chung tay của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã luôn đồng hành với phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nơi biên giới”-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Rơ Chăm H'Hồng cho biết.

Để có một cái Tết ấm áp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh đã trích kinh phí từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh số tiền 500 triệu đồng phân bổ cho 17 huyện, thị xã, thành phố để tặng 1.000 suất quà cho hộ nghèo; trích 102 triệu đồng để Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh trực tiếp đi thăm, tặng 85 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; trích 50 triệu đồng tặng 100 suất quà cho bà con kiều bào nghèo của Hội Khmer-Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia).

Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với các Mạnh Thường Quân cũng chăm lo, hỗ trợ cho 30 ngàn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị khoảng trên 16 tỷ đồng.

Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-thông tin: “Ngoài việc trợ giúp của tỉnh, các địa phương cũng đã trích nguồn chi đảm bảo xã hội và vận động các doanh nghiệp, cá nhân để cùng chăm lo Tết cho hộ nghèo.

Để các chương trình hỗ trợ đến được kịp thời và công bằng, chúng tôi phối hợp với các ban, ngành, địa phương có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng lao động-thương binh và xã hội các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách cụ thể từng nhóm đối tượng.

Đồng thời, yêu cầu các phòng lao động-thương binh và xã hội tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức gặp mặt, trao quà chu đáo; tùy theo khả năng của cơ sở sẽ trích ngân sách hoặc huy động xã hội hóa để tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công.

Cùng với đó, Sở tích cực tham mưu, chủ động triển khai các kế hoạch, khẩn trương huy động nhiều nguồn lực để tổ chức tặng quà, chăm lo cho các đối tượng yếu thế. Tết cho mọi nhà-đó là trách nhiệm và cũng là đạo lý của người Việt”.

*

Hành trình sẻ chia yêu thương ngày Tết đã và đang diễn ra khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Dẫu cho đi hay nhận lại thì niềm vui, nghĩa tình vẫn luôn còn mãi cùng tháng năm.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.