Hàng loạt bệnh viện tạm ngưng sử dụng thuốc gây tê Bupivacaine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Động thái này được đưa ra sau sự cố khiến 2 sản phụ chết tại Đà Nẵng.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (phải) thăm sản phụ đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: AN DY
Mất khoảng 2 tháng để xác định thuốc có an toàn
Ngày 21.11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và đoàn công tác của Bộ Y tế đến Đà Nẵng viếng, chia buồn với gia đình của 2 sản phụ tử vong. Đoàn công tác cũng đến Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện (BV) Đà Nẵng thăm và động viên sản phụ N.T.H (33 tuổi, trú Q.Liên Chiểu) đang được điều trị tại đây. Sản phụ H. là người may mắn sống sót sau sự cố sản khoa tại BV Phụ nữ Đà Nẵng hôm 17.11.
Theo ông Sơn, đối với sự cố y khoa, đặc biệt là sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra như tại Đà Nẵng, cần phải phân tích rất nhiều yếu tố. Về nghi vấn do thuốc gây tê, ông Sơn nói: “Đối với số thuốc được niêm phong và kiểm định cần phải phân tích độ an toàn; tức có độc chất trong đó không, có nhiễm trùng hay không và đặc biệt là tạp chất trong đó không... Chưa có kết luận chính xác thì không quy kết cho một yếu tố nào, vì quy kết thì đều phải dựa trên phân tích trên hồ sơ bệnh án, có hội đồng chuyên môn, chuyên gia đầu ngành tham gia”. Cũng theo ông Sơn, để đánh giá kết quả về độ an toàn của thuốc, mất khoảng 1 tuần; còn đánh giá về tạp chất thì hiện giờ đang yêu cầu phía công ty cung cấp chất chuẩn; phân tích tạp chất mất khoảng gần 2 tháng.
Bupivacaine từng gây phản ứng khi dùng?
Trong diễn biến liên quan, ngày 21.11, Sở Y tế Quảng Nam có văn bản về việc tạm thời ngừng sử dụng thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy (gọi tắt là thuốc Bupivacaine) do Ba Lan sản xuất. Theo đó, Sở Y tế Quảng Nam yêu cầu các đơn vị y tế công lập, các BV đa khoa ngoài công lập ngừng sử dụng loại thuốc này trong thời gian chờ kết quả trả lời mẫu kiểm nghiệm thuốc này của Viện Kiểm nghiệm T.Ư.
Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Tuyến, Giám đốc BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi, cũng có công văn gửi Sở Y tế tỉnh đề nghị có chỉ đạo về việc sử dụng thuốc Bupivacaine với BV này để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân (BN) điều trị tại đây. Theo BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi, quá trình sử dụng thực tế lâm sàng trên người bệnh tại BV đã xảy ra phản ứng sau khi dùng thuốc gây tê Bupivacaine, với biểu hiện: mạch nhanh, tụt huyết áp kéo dài, hiệu quả giảm đau không tốt, độ giãn cơ không tốt.
Trong công văn gửi Sở Y tế Quảng Ngãi, Giám đốc BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết báo cáo của Hội Gây mê khu vực phía nam và các BV: Cần Thơ, Phụ nữ - Đà Nẵng, trong quá trình sử dụng thuốc gây tê này ở các tỉnh: Long An, Bến Tre, Cần Thơ, hiệu quả giảm đau của thuốc không hoàn toàn; làm tụt huyết áp kéo dài; một số trường hợp bị tụt huyết áp, co giật. Thuốc Bupivacaine được sử dụng ở BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi do Công ty Warsaw Pharmaceutical Works Polfa S.A (Ba Lan) sản xuất; Công ty CP dược phẩm T.Ư CPC 1 trúng thầu cung ứng. BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã nhập về hơn 8.300 ống Bupivacaine để sử dụng trong hai năm 2018 - 2019. Mỗi tháng BV này thực hiện 700 - 800 ca phẫu thuật có dùng Bupivacaine để gây tê tủy sống cho BN. Hiện BV đã sử dụng hơn 7.600 ống; hơn 700 ống còn lại vẫn được lưu giữ trong kho của BV và chờ chỉ đạo của Sở Y tế Quảng Ngãi.
Công ty nhập thuốc Bupivacaine nói gì ?
Chiều 21.11, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện chi nhánh Công ty CP dược phẩm T.Ư CPC 1 tại Đà Nẵng thông tin về thuốc gây tê Bupivacaine và lô thuốc 01DB0619 đã sử dụng trước khi 2 sản phụ tử vong, một người nguy kịch tại Đà Nẵng. Đại diện đơn vị này cho hay khi nhập thuốc Bupivacaine, công ty đều nhận phiếu kiểm nghiệm của nhà sản xuất. “Khi nhập thuốc vào BV thì nhà cung ứng phải cung cấp hồ sơ sản phẩm theo quy định. Và mỗi lần nhập thuốc phải có phiếu kiểm nghiệm rõ ràng”, đại diện này nói và cho biết thêm hiện đơn vị đã cung cấp các hồ sơ liên quan đến lô thuốc 01DB0619 cho cơ quan chức năng làm rõ. Cũng theo vị đại diện này, tính từ ngày 1.1 - 30.11, chi nhánh tại Đà Nẵng của công ty đã cung ứng 12.550 ống Bupivacaine cho các BV, trung tâm y tế thuộc các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Riêng lô thuốc gây tê 01DB0619 được sản xuất vào tháng 6.2019; hạn sử dụng đến ngày 12.6.2021. Theo thẻ kho, lô 01DB0619 có 2.200 ống.

H.Sơn

Thanh Niên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.