Hàn Quốc đứng đầu thế giới với 41% người dân dùng phương tiện giao thông công cộng đi lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo kết quả khảo sát của nền tảng trực tuyến Statista (Đức) vừa công bố, trong năm 2023 có 41% số người Hàn Quốc sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại hàng ngày.
Phương tiện giao thông công cộng được người Hàn Quốc ưa dùng. Ảnh: NDT

Phương tiện giao thông công cộng được người Hàn Quốc ưa dùng. Ảnh: NDT

Với việc đưa vào áp dụng thẻ Climate Card, ngày càng có nhiều người sử dụng phương tiện giao thông công cộng hơn, đặc biệt là tàu điện ngầm với sự chính xác về thời gian.

Năm 2024, được chính quyền thủ đô Seoul giới thiệu, Climate Card cho phép người dân thoải mái sử dụng tàu điện ngầm, xe buýt và xe đạp công cộng (Ddareungi) tại Seoul trong 1 tháng với chi phí 65.000 won (49 USD).

Kể từ khi ra mắt vào ngày 27/1/2024, đã có hơn 460.000 thẻ Climate Card được bán ra. Khi việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng lên nhờ Climate Card, người dân được hưởng lợi từ việc giảm chi phí khi di chuyển, mặt khác góp phần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Sau Hàn Quốc, Ba Lan đứng thứ hai về tỉ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng với 39%. Điển hình ở Warsaw, Ba Lan, tàu điện, xe buýt và tàu điện ngầm kết nối hiệu quả các nơi trong thành phố.

Tiếp đó là Áo (34%), Mexico (33%) và Tây Ban Nha (32%). Theo các nhà phân tích, các nước có tỉ lệ phương tiện giao thông công cộng lớn thì xu hướng tỉ lệ sử dụng ô tô cá nhân thấp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.