Hai tuần Việt Nam không có nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời điểm chống dịch là thời điểm toàn thể hệ thống chính trị, nhân dân tham gia rất tích cực, nên đối với những vấn đề liên quan việc mua sắm thiết bị bất minh cần xử lý nghiêm khắc...
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 thể hiện sự lạc quan và tinh thần quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 thể hiện sự lạc quan và tinh thần quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính tới 6h sáng 30/4/2020, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới SARS-CoV-2.
Như vậy, tính từ 6h sáng 16/4 đến 6h sáng ngày 30/4, đã 14 ngày Việt Nam không ghi nhận thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 6h ngày 30/4, Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tính từ 18h ngày 29/4 đến 6h ngày 30/4: 0 ca mắc mới.
Về Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 34.836, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 316; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.700; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 27.820.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 10 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 4 ca.
Liên quan đến hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, quan điểm của Bộ Y tế đề nghị xử lý thật nghiêm minh đối với những đơn vị nâng giá mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19.
Từ ngày 13/3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị điều tra việc nâng giá mua hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR tại một số tỉnh, thành phố.
Bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều 29/4, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí phòng chống dịch COVID-19.
Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh… phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đặc biệt lưu ý các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm, về phía Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ đã có gửi các văn bản gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương.
“Đến nay, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chưa có việc mua sắm nào liên quan đến hệ thống xét nghiệm Real Time PCR trong mùa dịch COVID-19. Một số địa phương đã gửi báo cáo về Bộ Y tế và hiện cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đang tổng hợp báo cáo lên Thủ tướng”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin.
Trả lời câu hỏi sau khi có thông tin về mua sắm trang thiết bị, Bộ Y tế đã phối hợp ra sao với Bộ Công an về việc rà soát này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm: “Bộ Y tế luôn theo dõi việc mua sắm, đặc biệt với các đơn vị trực thuộc Bộ, cũng như một số địa phương. Chúng tôi đã nắm được thông tin một số hệ thống trang thiết bị y tế, đặc biệt hệ thống xét nghiệm Real Time PCR trong thời gian qua có giá bất thường ở một số địa phương như công luận đăng tải.
Ngày 13/3, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Công an, trong đó có nêu những thông tin mà chúng tôi ghi nhận được về các trang thiết bị, cũng như vật tư y tế của một số đơn vị và chúng tôi đề nghị Bộ Công an làm rõ”.
Về quan điểm của Bộ Y tế trong mua sắm trang thiết bị thời điểm chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trưởng Sơn cho hay: "Thời điểm chống dịch là thời điểm toàn thể hệ thống chính trị, nhân dân tham gia rất tích cực. Chúng ta đều cố gắng làm sao khống chế được dịch càng nhanh càng tốt. Nên đối với những vấn đề liên quan việc mua sắm một cách bất minh, quan điểm của Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm khắc, không để ảnh hưởng xấu tới công cuộc chống dịch của ngành Y tế và của người dân Việt Nam nói chung”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế đã có liên tiếp 2 công văn số 2154/BYT-KH-TC và số 2288/BYT-KH-TC gửi các đơn vị trực thuộc Bộ (các Viện, Bệnh viện, Trường đại học và các Bệnh viện thuộc trường) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, Ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real Time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.
Bộ Y tế yêu cầu các tài liệu đề nghị photocopy, đóng dấu sao y bản chính và gủi kèm báo cáo về Bộ Y tế gồm: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catologue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần của hệ thống, chụp ảnh của các thiết bị...
(Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.