"Hái ra tiền" từ vườn su su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ với 1,6 ha su su trồng lấy đọt, mỗi ngày, gia đình ông Trần Văn Xuân (làng Bối, xã Hòa Phú, huyện Chư Pah, Gia Lai) thu lãi hơn 3 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn thu được khoảng 300 triệu đồng/năm từ 1,4 ha bơ.



Năm 2016, khi vườn cà phê 3 ha của gia đình đã đến thời kỳ già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp, ông Trần Văn Xuân quyết định phá bỏ 1,4 ha để trồng 450 cây bơ theo quy trình VietGAP. Hai năm sau, vườn bơ bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 7 tấn. Năm 2019, sản lượng bơ thu hoạch đạt hơn 13 tấn. Với giá bán 30 ngàn đồng/kg bơ loại 1 và 20 ngàn đồng/kg bơ loại 2, gia đình ông Xuân thu về 300 triệu đồng.

 Ông Trần Văn Xuân (làng Bối, xã Hòa Phú, huyện Chư Pah) bên vườn su su lấy đọt của gia đình. Ảnh: N.D
Ông Trần Văn Xuân (làng Bối, xã Hòa Phú, huyện Chư Pah) bên vườn su su lấy đọt của gia đình. Ảnh: N.D



Ông Nguyễn Thanh Hào-Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú: Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả. Hy vọng sẽ có nhiều người đến tìm hiểu và học tập để nhân rộng trong thời gian tới.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2019, gia đình ông tiếp tục chuyển đổi 1,6 ha đất cà phê còn lại sang trồng cây su su lấy ngọn theo quy trình VietGAP. Theo đó, ông đầu tư 700 triệu đồng cải tạo lại vườn, mua giống, xây dựng giàn lưới và hệ thống tưới nước phun mưa để cây su su phát triển tốt. Sau hơn 3 tháng trồng, vườn su su đã cho thu hoạch đọt thường xuyên, mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng 300 kg. Đặc biệt, sản phẩm đọt su su của gia đình được Siêu thị Co.op Mart Kon Tum và Co.op Mart Pleiku bao tiêu với giá bình quân 15 ngàn đồng/kg, ngoài ra còn cung ứng cho chợ đầu mối ở quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) và chợ đầu mối Kon Tum.

Ông Xuân chia sẻ: “Trồng su su lấy đọt không sợ “ế” như sản phẩm nông nghiệp khác vì nhu cầu thị trường rất cao. Ngày nào gia đình cũng phải thuê người hái đọt su su để kịp cung cấp cho các đơn vị thu mua, chỉ trừ 3 ngày Tết là không hái. Với giá bán ổn định 15 ngàn đồng/kg, mỗi ngày, sau khi trừ công thu hoạch và chi phí đầu tư, gia đình thu về khoảng 3,2 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm đọt su su của gia đình đã đăng ký bao bì, nhãn mác được cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận VietGAP nên người tiêu dùng rất yên tâm”.

Ông xuân bên vườn bơ đang ra trái sum suê. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông xuân bên vườn bơ đang ra trái sum suê. Ảnh: Nguyễn Diệp



Theo ông Vũ Xuân Tuấn-Phó Trưởng thôn Bối: Mô hình trồng su su lấy đọt và bơ theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Xuân cho hiệu quả rất cao, sản phẩm tiêu thụ ổn định. Đây là mô hình có tính đột phá, mở ra hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp của địa phương, nhất là trong thời điểm người tiêu dùng rất chuộng sản phẩm nông nghiệp sạch. Còn ông Đậu Bá Giang (làng Bối) cho biết: Mô hình trồng cây ăn quả theo hướng VietGAP của ông Xuân rất hiệu quả, đặc biệt không phải lo về giá cả và thị trường tiêu thụ. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ chuyển đổi một phần diện tích cà phê sang trồng cây ăn quả theo mô hình của ông Xuân.

“Mô hình đã đạt được thành quả bước đầu nhưng tôi chưa muốn dừng lại mà sẽ đầu tư để phát triển hơn nữa. Trong năm 2020, gia đình tiếp tục đầu tư mạnh vào vườn su su để tăng năng suất, dự kiến cung ứng 500-700 kg đọt/ngày cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Về lâu dài, gia đình tôi sẽ đầu tư thêm vào chăn nuôi, trồng thêm các loại cây ăn quả đặc sản kết hợp phát triển du lịch sinh thái”-ông Xuân cho biết thêm.

 

 NGUYỄN DIỆP

 

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tối 6/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 - nơi yên nghỉ của hàng trăm chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Tỉnh Đoàn Điện Biên long trọng tổ chức Lễ thắp nến và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 07/5/2025).

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(GLO)- Thời gian qua, các thành viên nhóm “Cỏ cây” tại TP. Pleiku đã tổ chức nhặt rác tại những khu vực công cộng trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận. Không chỉ làm sạch không gian sống, các bạn trẻ còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

(GLO)- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (13 đến 15-5) tại TP. Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Thầy Vũ Văn Tùng (hàng sau, thứ 3 từ trái sang, người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng") phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của trường. Ảnh: Văn Tùng

Tủ bánh mì 0 đồng trao học bổng “Vì em hiếu học”

(GLO)- Sáng 29-4, thầy Vũ Văn Tùng-người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng" phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học giỏi của trường.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa dữ liệu nhiều “địa chỉ đỏ”.